Zhartun.me: Trò chơi “Chiến thắng” [18+]

Dịch từ Zhartun.me

Tiểu liên gỗ và lựu đạn đất sét. Giơ tay lên! Đầu hàng đi! Pằng pằng! Mày chết rồi! Tao bắn trước! Tao chứ! Trẻ con chơi trò chiến tranh là bình thường, nhưng người lớn chơi trò chiến thắng thì thật nhảm nhí.

Tôi không ám chỉ những kẻ hóa trang thành cựu chiến binh, đeo Sao vàng và huân chương Lenin lên áo của phi công hàng không dân dụng, sau đó gắn hai phù hiệu lên mũ lưỡi trai – thường thì đấy là những người bị bệnh, cần được đối xử với lòng khoa dung.

dp-n-08

Và khi trong cửa hàng treo ảnh chân dung những người tham gia chiến tranh với dòng chữ “trung đoàn bất tử của cửa hàng thực phẩm số 47” hay quảng cáo thứ xúc xích rẻ tiền cùng với biểu tượng Ngày Chiến thắng, thì điều đó xuẩn ngốc, thô lậu, đểu giả nhưng dù sao cũng không đáng sợ.

Và ngay cả khi người ta lùa sinh viên và công chức tham gia diễu hành “trung đoàn bất tử”, dúi vào tay họ ảnh những người họ không biết rồi cử đi biểu diễn chủ nghĩa yêu nước, và sau đó các tấm ảnh đó được vứt vung vãi khắp nơi – cũng chưa là thảm họa.

Điều khủng khiếp nhất với tôi là ngày hội với tên đầy đủ “ngày lễ chiến thắng của Hồng quân và nhân dân xô viết trước nước Đức Quốc xã trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945” những năm gần đây trong nhận thức của quần chúng đã đơn giản biến thành “Ngày Chiến thắng” – lễ hội hóa trang với trẻ con trong các bộ quân phục.

Đã biến mất “nhân dân xô viết”, bao gồm cả người Gruzia và Ukraina mà chúng ta đã kịp giao tranh. Hồng quân đã bốc hơi cùng với đất nước sản sinh ra nó. “Vệ quốc vĩ đại” đã bị lãng quên – một khúc của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, được chặt ra khỏi sự kiện nhục nhã là cùng phát xít chia chác Balan. Và quan trọng nhất, có điều gì đó sai trái tận gốc rẽ đang xảy ra vời từ “chiến tranh”.

Tôi cảm thấy nó được giới trẻ tiếp nhận như thứ gì đó kiểu giải vô địch thế giới về lòng quả cảm, vinh quang và các chiến tích anh hùng. Một cuộc phiêu lưu hấp dẫn, mà ở đó chúng ta đang có lợi thế (chẳng phải chúng ta là dân tộc chiến thắng đó sao?), và kẻ thua cùng lắm là không có huy chương.

Có lẽ, nhiều người cũng không thực sự suy nghĩ về chiến tranh, tự thỏa mãn với việc “chúng ta đã chiến thắng” và, tất nhiên, “có thể lặp lại”. Điều này đặc biệt  đúng với trẻ con, vì chúng tiếp nhận mọi chỉ thị mà không phản biện, giống như miếng mút.

Tôi sẽ không giải thích tại sao người thắng không phải là chúng ta, vì nguyên nhân gì mà việc “lặp lại” chẳng hề có mảy may cơ hội, và việc kỷ niệm Chiến thắng đã trở thành tệ sùng bái Chiến tranh. Tôi đã viết về chúng các năm trước. Tôi chỉ đơn giản muốn nhắc nhở các bạn về khác biệt giữa những sự kiện cosplay vào ngày 9/5 hiện nay và sự thật khắc nghiệt của thời chiến tranh.

Hiện tại và quá khứ

Подросток в костюме танка на День Победы

Đây là một trẻ vị thành niên hóa trang thành xe tăng trong sự kiện kỷ niệm Ngày Chiến thắng.

Мальчик лет семи на месте прошедшего боя, у взорванного советского танка Т-34-85

Còn đây là đưa trẻ 7 tuổi bên cạnh xe tăng T34 bị bắn cháy. Xa xa còn 2 chiếc nữa.

Мальчик дарит цветы ветерану День Победы

Đây là đứa trẻ tặng hoa cựu chiến binh.

Còn đây là Volodya Lukin 10 tuổi gặp người lính Xô viết khi giải phóng làng vào 21/11/1944. Cha mẹ cậu bị phát xít bắt. Không rõ người lính có sống sót đến ngày chiến thắng hay không.

Девочка с цветами в военной форме на День Победы

Đây là cô bé Nga trong diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng.

Còn đây là cô bé người Anh trên giường bệnh sau khi London bị ném bom.

Мальчик в военной форме рядом с пушкой на День Победы

Đây là cậu bé tạo dáng bên khấu pháo.

Польский мальчик на руинах в Варшаве.

Còn cậu bé Balan này được chụp ảnh trên đống đổ nát của nhà mình ở Warsaw.

Девочка в военной форме на День Победы

Đây là cô bé mặc đồng phục chụp ảnh cạnh xe tải quân sự.

Истощенный ребенок, лежащий на тротуаре в варшавском гетто

Còn đây là cô bé kiệt sức nằm trên vỉa hè trong trại tập trung ở Warsaw. Cô vẫn còn sống.

Мальчик с автоматом День Победы

Cậu bé này mặc quần bó ống, cầm cẩm chướng và súng đồ chơi. Phía sau là cảnh diễu hành mừng ngày lễ.

Лондонский мальчик на развалинах своего дома, где погибли его родители после попадания немецкой ракеты Фау-2

Cậu bé London này đã trở nên mồ côi. Bom của Đức đã rơi vào nhà cậu.

Дети в военной форме на День Победы

Đây là những đứa trẻ với huân chương đồ chơi “Vì lòng quả cảm”.

Американские медики и раненая французская девочка Женевьев Мари (Geneviève Marie) в полевом госпитале на ферме Ла Усе (La Houssaye).

Còn đây là những đứa trẻ bị thương do mảnh đạn ở quân y viện chiến trường Pháp.

Маленький ребёнок в форме на День Победы

Chú bé này còn tập đi.

Плачущий китайский ребенок на платформе разбомбленной железнодорожной станции «Юг» в Шанхае

Còn đứa bé ở sân ga bị ném bom ở Thượng Hải này không còn chỗ nào mà đi.

Мама с детьми День Победы

Đây là bà mẹ và hai đứa con mặc quần áo va-rơ quân đội. Bà mẹ mỉm cười.

Советский ребенок рядом с убитой матерью. Концлагерь для гражданского населения «Озаричи». Белоруссия, местечко Озаричи Домановичского района Полесской области

Còn đây là con gái và mẹ trong trại tập trung ở Bạch Nga. Bà mẹ đã chết.

Мальчик и девочка на конкурсе патриотического бодиарта в День Победы

Đây là hai trẻ vị thành niên trong cuộc thi body art ái quốc. Một tác phẩm cho 2 người.

Мальчишки итальянского города Неаполь, один из которых потерял ногу во время боевых действий

Còn đây là những đứa trẻ trên quảng trường Napoli. Ba chân cho hai đứa.

Папа с мальчиком на День Победы

Bố ngắm con trong bộ quân phục.

Американский солдат у тела убитого немцами в Ставело (Stavelot) бельгийского мальчика. На заднем плане видны тела других расстрелянных мирных жителей.

Người lính Mỹ nhìn xác bé trai Bỉ. Phía sau là xác những người dân bị bọn SS tàn sát.

Маленькие дети в военной форме на День Победы

Trẻ con mặc quân phục các binh chủng.

Trẻ con trong bệnh viện với các loại thương tích khác nhau. Một bé gái mất cả hai chân.

Мамы с детьми в День Победы

Các bà mẹ và con trẻ. Họ mặc quân phục và đi diễu hành.

Каратели расстреливают еврейских женщин и детей у села Мизоч Ровенской области

Các bà mẹ và con nhỏ ở làng Mizoch. Họ bị bắt cởi quần áo rồi bị bắn chết. Hai tên lính kết liễu những người chưa chết.

Chiến thắng và chiến tranh

Chiến thắng là một thành phần không nhất thiết trong chiến tranh. Rất nhiều khi tất cả các bên đều thua. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, Liên bang Nga đã kịp tham gia vào xung đột vũ trang ở Ingushetya và Prednestrovie năm 1992, năm 1994-96 ở Cheschnya, 1999 ở Dagestan, 1999-2009 lại ở Cheschnya, 1992-97 ở Tadjikistan, 2008 ở Gruzia, từ 2014 ở Ukraina, từ 2015 ở Syria, và chẳng có chỗ nào có mùi chiến thắng cả.

Gruzia ra sức xin vào NATO, những người anh em Slavơ ở Ukraina căm thù chúng ta, ta cống nạp cho Cheschnya, và không rõ muốn gì ở Syria. Tại những chỗ khác, xung đột âm ỉ cháy và chờ đến thời điểm để bùng lên. Nói chung chẳng có lý do gì để ăn mừng.

Ngược lại, không có chiến tranh nào không đem lại chết chóc và hủy diệt. Và những người mặc cho trẻ nhỏ những bộ quân phục đặc biệt cần nhớ điều này. Anh hùng đếm trên đầu ngón tay. Hy sinh thì hàng nghìn. Chiến tranh không phải là huân chương và những bài hát thiết tha, mà là những hộp sọ bị bắn thủng, những thi thể nát bấy vì mảnh đạn, những tay và chân bị đứt lìa và tiếng kêu rên trước khi chết.

Hiện tại và tương lai

Cách ăn mừng Ngày Chiến thắng như hiện nay ngay lập tức đẻ ra hai hậu quả xấu. Thứ nhất, việc thường xuyên trải nghiệm chiến tích ảo, hướng về quá khứ (ta là người chiến thắng, ta có thể làm mọi thứ) làm tiêu tan động lực hướng tới những thành tựu thật của ngày hôm nay.  Để làm gì cơ chứ, khi mà ta đã thắng cả thiên hạ từ tận 70 năm trước?

Và thứ hai, sự sùng bái chiến tranh dạy trẻ con ý nghĩ rằng chiến tranh, nếu không phải là rất hay ho, thì chí ít cũng chấp nhận được. Và từ đó sẽ không xa cái ngày mà mong muốn “lặp lại” sẽ được thực hiện vì những lý do vớ vẩn hay thậm chí chẳng vì lý do gì, nhưng với tất cả những hậu quả mà nó đem lại.

Nói chung, cần chấm dứt trò ăn mừng lố lăng này. Cờ phướn, dải băng, huân chương rỏm, những bộ quân phục cho trẻ con – cần vứt bỏ hết. Vì đây đâu phải lễ hội hóa trang, mà là Ngày Chiến thắng – niềm vui với lưng tròng nước mắt. Vui là bởi vì ta còn sống. Nước mắt lưng tròng là vì chúng ta vẫn chưa biết sống  cuộc sống này cho đúng cách.

1 thought on “Zhartun.me: Trò chơi “Chiến thắng” [18+]

  1. Nguyễn Mai Phương

    Đợt trước em có đọc chùm bài của VnE về chiến tranh biên giới có bài key là: “Không sợ kẻ thù, chỉ sợ lãng quên”, chỉ sau chuỗi bài đó em mới hiểu thêm đúng về quãng sau 1975. Nhưng, phải nhớ gì thì hình như cả nước mình và Nga đều đi sai, hoặc cố tình đi sai.

    Reply

Leave a Reply