Category Archives: X. hội & G. dục

Các bài viết về xã hội và giáo dục nói chung

Dán nhãn cho các Thế hệ là việc vô nghĩa. Đã đến lúc vứt bỏ chúng

Lời người dịch: các nhãn thế hệ (kiểu Millenian, Gen Z) được sử dụng ngày càng nhiều trong việc mô tả, đánh giá và hành xử với mọi người, kể cả ở VN. Khi tìm hiểu về vấn đề này, tôi thấy một số quan điểm phản đối cách dán nhãn như vậy, mà tôi cho là có lý. Dưới đây là một bài như vậy (link), đăng trong mục Quan điểm của tờ The Washington Post, ngày 7/7/2021. Bài gốc có nhiều link.
Cuối bài này, tôi dẫn thêm một số nguồn khác cùng quan điểm.

Continue reading

Đọc: “Chính trị và tiếng Anh” của George Orwell

Trong bài luận ngắn “Politics and the English Language” viết năm 1946, Orwell nêu quan điểm rằng ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi những mưu đồ chính trị, vì các nhà chính trị, nhất là độc tài, sử dụng ngôn ngữ tù mù khó hiểu để che giấu những mục đích thật của mình, để đánh lừa người nghe. Và ngược lại, khi mọi người quen nghe loại ngôn ngữ này, thì sẽ máy móc sử dụng nó, và tiếp tay cho việc hủy hoại ngôn ngữ, gây khó cho việc biểu đạt sự thật. Đến khi viết tiểu thuyết 1984 (xuất bản 1949), Orwell đã đặt tên cho loại ngôn ngữ bị bóp méo này là newspeak (bản dịch tiếng Việt dịch là “ngôn mới”).

Continue reading

Lời nguyền kiến thức (knowledge curse) gây hại khi bạn viết

Nếu bạn hay viết, có lẽ bạn là một kẻ-biết-tuốt (know-it-all).

Không phải theo kiểu một đứa trẻ 6 tuổi quen bắt nạt nói những câu như: “Bố tao biết về máy tính nhiều hơn bố mày,” hay một đứa 16 tuổi hay bắt nạt nói: “Tao sẽ là người vào Harvard chứ không phải bọn học trường công vớ vẩn như mày”.

Những người viết trở thành kẻ-biết-tuốt là vì công việc chúng ta làm. Thử nghĩ mà xem: với mỗi câu chuyện, bài báo hoặc bài blog mà bạn viết, bạn dành nhiều phút — đôi khi thậm chí hàng giờ — để đọc. Bạn cũng có thể phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này — cho đến khi bạn hiểu đủ rõ về chủ đề để có một cuộc trò chuyện trí tuệ về chủ đề đó.

Continue reading

Review sách: Chiều kích thứ tư trong kiến trúc

“Chiều kích thứ tư trong kiến trúc. Tác động của công trình lên hành vi” là một cuốn sách rất mỏng (chỉ 64 trang) năm 1975 của hai tác giả Mildred Reed Hall và Edward T. Hall, trong đó Edward T. Hall (bài wikipedia) là nhà nhân học xuất chúng người Mỹ, có nhiều phát hiện trong lĩnh vực văn hóa, ví dụ quan niệm của các dân tộc về thời gian, không gian. Các khái niệm này sau đó được Edgar Schein đưa vào công trình của ông về Văn hóa của Tổ chức.

Continue reading

Phân loại khách hàng của freelancer


Mục tiêu của bạn là góc nào?

Các đại công ty (industry giants) muốn khối lượng lớn. Họ cần những người làm thuê đúng chuẩn, giá rẻ, bàn giao đều, và ổn định. Họ sẽ không đi tìm những freelancer làm hàng thửa (bespoke), có tính thủ công. Thậm chí không tìm người làm ‘tốt hơn’. Họ chỉ đơn giản là muốn sản phẩm đáp ứng đúng spec, với mức giá tốt nhất. Họ có thể khiến bạn rất bận rộn, và đôi khi có thể trả tiền đúng hạn.

Cũng có một số loài chim hiếm (rare birds), những khách hàng lớn và tiềm năng muốn tìm những freelancer có thể cung cấp cho họ thứ gì đó độc đáo và khó sao chép. Họ biết rằng những gì họ muốn là khan hiếm, và trả tiền thỏa đáng. Số này không nhiều. Nếu bạn tìm thấy một khách hàng như vậy, hãy trân quý.

Còn lại hai loại:

Nói chung, đông nhất là nhóm làm mất thì giờ của bạn (waste of time). Những công ty nhỏ này muốn trở thành (hoặc tỏ ra là) đại công ty, nhưng chỉ đơn giản là muốn giá thật rẻ, trong khi đặt hàng với khối lượng nhỏ và hay đòi thay đổi vào phút cuối. Rõ ràng, freelancer thông minh sẽ tránh xa những khách hàng này, bất kể ý định của họ tốt đẹp đến đâu.

Cuối cùng là hũ mật (sweet spot). Đó là khách hàng muốn bạn, với tất cả sự độc đáo, giá cả và sự kỳ diệu mà bạn có thể tạo ra. Là người trả nhiều tiền và nhận được nhiều hơn thế.

Nếu bạn để ý tìm, bạn sẽ dễ tìm ra họ hơn. Đặc biệt là nếu bạn đang thực sự tạo ra điều kỳ diệu độc đáo.

Dịch từ: Seth Godin. Scale and the small business (freelancer grid)

Hướng dẫn tháo lắp cửa lưới dạng hộp kéo trượt, để vệ sinh lưới

Tôi ở chung cư, sử dụng cửa lưới chống muỗi kiểu hộp có lò xo, kéo xuống và cuộn lên rất gọn. Tuy nhiên bụi bám trong quá trình sử dụng nên bẩn và rất khó vệ sinh, vì lau trên lưới bất tiện và nước bẩn chảy xuống. Tìm trên mạng không thấy hướng dẫn, nên sau khi tìm cách tháo lắp, tôi viết hướng dẫn này cho những ai cần.

Continue reading

Phỏng Vấn Tạo Động Lực là gì?

(understanding Motivational Interviewing)

Giới thiệu

Phỏng vấn tạo động lực (PVTĐL – MI) được đề xuất như một cách tiếp cận nhằm mục đích thay đổi hành vi, dựa trên bằng chứng (evidence-based approach). Gọi là ‘phỏng vấn’ có thể gây hiểu nhầm, vì đó không phải là 1 cuộc trò chuyện đơn lẻ nhằm khai thác thông tin của khách, mà là một chuỗi các cuộc trò chuyện có tính chất tham vấn, giúp khách thay đổi tư duy dẫn đến thay đổi hành vi.

“MI là một phong cách giao tiếp hợp tác, hướng mục tiêu, có sự chú ý đặc biệt đến ngôn ngữ của sự thay đổi. Nó được thiết kế để làm tăng động lực cá nhân và tăng cam kết (của đối tượng) đối với một mục tiêu cụ thể, bằng cách khơi gợi và khám phá các nguyên nhân khiến họ muốn thay đổi, trong bầu không khí của sự chấp nhận lẫn nhau và đồng cảm.” (Miller & Rollnick, 2013, trang 29)

Continue reading

(Review sách) Nguyên tố – theo đuổi Đam mê sẽ giúp bạn hạnh phúc và thành công

Giới thiệu

Nguyên tố (element) là khái niệm do Ken Robinson, nhà nghiên cứu giáo dục người Anh, đề xuất. Ông đã viết 2 cuốn sách về chủ đề này. Cuốn đầu tiên có tên “The element – how finding your passion changes everything” ra mắt năm 2009, cuốn sau là “Finding your Element – how to discover your talents and passions and transform your life” ra mắt năm 2013. Cuốn đầu giới thiệu về khái niệm, cuốn sau là sách hướng dẫn đi tìm nguyên tố cho bản thân. Cuốn đầu được xuất bản tiếng Việt năm 2017 dưới tiêu đề “Bí quyết khơi dậy đam mê làm thay đổi cuộc sống. Môi trường lý tưởng”. Ngoài ra, hình như còn có một số bản dịch khác được phổ biến trên mạng. Bản dịch có những chỗ dịch sai hoặc chưa truyền đạt hết ý tác giả, nên bạn đọc cần lưu ý khi đọc.

Continue reading

Đừng kéo người khác bằng sức của bạn!

Khi cứu giúp ai đó, đừng kéo họ bằng sức của bạn!

Chăm sóc, hỗ trợ, mong muốn những điều tốt nhất cho một người thân yêu – chả lẽ điều đó lại là dở? Chả lẽ lại là tệ khi yêu thương, ủng hộ, hướng dẫn, quan tâm, lo lắng, suy nghĩ về người đó?

Không tệ, nhưng chỉ khi bạn làm gì đó cho người khác, và mong muốn của Người khác này, năng lượng của anh ta, khát vọng của anh ta lớn hơn của bạn.

Continue reading

Các cấp độ Tính cách (personality)

Cơ bản có 5 cấp độ tiến hóa về tính cách (personality): Sơ sinh, Thiếu niên, Thanh niên, Trưởng thành và Tích hợp.

Những người này sống trong những thế giới hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển đổi từ thế giới này sang thế giới khác là một khủng hoảng tâm lý đồng thời giống như một sự ra đời mới.

Continue reading