Mâu thuẫn giả: bằng cấp hay công việc

Mâu thuẫn giả (false contradiction) là một khái niệm trong phương pháp luận Tư duy sáng tạo có hệ thống (SIT – Systematic Inventive Thinking). Đại ý có những tình huống tưởng chừng phải chọn cái này hoặc cái kia, nhưng thực tế có thể chọn cái này và cả cái kia. Tất nhiên không phải mâu thuẫn nào cũng là giả, nhưng số đó rất nhiều và nếu chịu suy nghĩ ta sẽ tìm được lời giải chu toàn.

“Đi học đại học hay đi làm” là một ví dụ của mâu thuẫn giả. Ngày trước, điều này không phải là mâu thuẫn, vì nếu có thể chọn đi học, người ta sẽ đi, bởi lẽ khi học xong chắc chắn sẽ có việc ổn. Thời gian gần đây, mệnh đề này không còn đúng nữa, rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học xong không tìm được việc như kỳ vọng và xứng với tiền bạc và công sức đã đầu tư, cho nên việc lựa chọn trở nên đau đầu hơn.

Suy nghĩ thông thường là phải tập trung học xong rồi mới kiếm việc (việc phù hợp chuyên môn và lâu dài chứ không phải làm thêm), nếu đi làm trước thì rồi cũng sẽ phải như vậy khi bắt đầu đi học, thành ra ngại. Chương trình học đủ chất lượng được hiểu là phải đến trường, nơi có điều kiện dạy và học tốt. Nhưng chính việc đến trường là trở ngại khiến cho người học không thể kết hợp đi làm, mà phải chờ xong. Cũng có những người tiên phong tự học trong quá trình đi làm, nhưng rất khó khăn vì phải tự xoay sở. Nếu thành công thì rất xuất sắc, nhưng không phải con đường cho số đông.

Với sự phát triển của MOOC sang cả các chương trình cấp bằng, ngày nay người học có cơ hội học lấy bằng mà không bị ràng buộc bởi thời gian và địa điểm, hoàn toàn tự quyết định quá trình học xảy ra khi nào, dài hay ngắn. Thừa hưởng những ưu điểm đó, đại học trực tuyến FUNiX còn bổ sung thêm một số phương thức mới, tích hợp trong FUNiX Way, để giúp người học phá mẫu thuẫn giả, đạt mục tiêu “vừa có công việc vừa có bằng cấp”, và tất nhiên công việc xịn ở các công ty IT tên tuổi, và bằng cấp chất lượng cao.

Một phương thức riêng có của FUNiX Way là “dỗ viên” hay còn gọi là Hannah. Mỗi học viên sẽ có một Hannah theo sát từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc. Hannah là đầu mối hỗ trợ bất cứ yêu cầu nào của học viên (tiện hơn so với phải liên hệ với nhiều phòng ban), giúp học viên duy trì được động lực và học lực. Trong tình huống phát huy tốt nhất, Hannah là một người bạn với những mối quen biết trong trường, lúc thì giúp đỡ, lúc thì vỗ về hay thậm chí trách móc, chỉ với mục đích giúp học viên đạt được mục tiêu học tập của mình. Có lẽ do bản chất công việc, nên đại đa số Hannah là nữ.

Một phương thức nữa, được gọi là “tiếp xúc nhà tuyển dụng ngay từ ngày khai giảng”, được thực hiện nhờ đội ngũ mentor của FUNiX. Họ là các kỹ sư, quản trị dự án, quản lý đơn vị sản xuất ở các công ty IT và ứng dụng IT. Họ chính là những người thường xuyên phải đi tuyển nhân lực, nên có xu hướng tìm và đào tạo người cho nhu cầu công việc của đơn vị mình. Lọt vào mắt xanh của các mentor, người học có thể nhanh chóng có một vị trí nào đó trong môi trường công ty thật, có thể là thực tập, tập sự hay gì đó, rồi từng bước phát triển lên. Tương tác với mentor trong quá trình học cũng không giống tương tác thầy trò trong trường khi thầy luôn nắm chân lý, mà giống tương tác đồng nghiệp trong công ty, khi bạn tham vấn nhiều người có kinh nghiệm hơn một cách bình đẳng, và tự đúc kết cho mình cái gì phù hợp nhất. Thoạt đầu nhiều người học cảm thấy bất an vì không quen với việc phải tự quyết cho mình, nhưng sau đó luyện được kỹ năng này và tăng được năng lực tự chủ, tự học. Các mentor-employer này cũng dạy cho người học rất nhiều “mánh” để trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà tuyển dụng. Mọi việc trở nên dễ hơn nhiều khi có một “tay trong” như vậy!

Với FUNiX, các bạn trẻ có thể “vừa đi học đại học vừa đi làm đúng nghề”, có thể rút ngắn quá trình thăng tiến bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Và cũng dễ điều chỉnh hơn nếu quyết định thay đổi trong quá trình, không phải học theo quán tính.

Leave a Reply