Carl Rogers. Những suy nghĩ riêng tư về dạy và học

Lời người dịch. Đây là chương 13 trong sách On Becoming a Person của nhà tâm lý học Carl Rogers (tiêu đề bản dịch tiếng Việt là Tiến Trình Thành Nhân). Ông là cha đẻ của liệu pháp lấy thân chủ làm trung tâm (client-centered therapy), và từ đó phát triển ra phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm (student-centered teaching), và tiếp theo là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong mọi giao tiếp.
Bài nói này từ 1952, và bao gồm các suy ngẫm sâu sắc của tác giả về việc dạy và học. Nó đã gây tranh cãi tại thời điểm đó và có lẽ vẫn khiến người đọc ngày nay phải giật mình suy nghĩ lại về những trải nghiệm và cảm nhận của mình, một cách thẳng thắn, tự tin và cầu thị.
Tôi không ưng bản dịch tiếng Việt có sẵn nên đã dịch lại, nhân dịp Ngày Nhà giáo 20/11. Trong bài, các chữ có ý nhấn mạnh là của nguyên tác.

Continue reading

Cách học tập nào là tốt nhất?

Trong Hidden Potential, cuốn sách mới ra mắt cách đây 2 tuần của Adam Grant, tác giả nêu quan điểm mỗi người đều có một tiềm năng mà nếu được tạo điều kiện và khai phá, thì sẽ đem lại cho họ những giá trị khác biệt. Trong quá trình đó, các năng lực thuộc về tính cách (character skills) quan trọng hơn các năng lực về nhận thức (cognitive skills), và quá trình mà một người trải qua để vươn lên quan trọng hơn vị trí mà người đó đứng ở thời điểm hiện tại.

Ổng đưa ra một mô hình xác định phong cách học tập của một người – khả năng phát hiện, đánh giá, tiếp thu và ứng dụng thông tin. Trục hoành là cách học: bạn chỉ tiếp nhận những gì xuất hiện trước mắt bạn, những gì người khác đưa cho bạn, hay bạn chủ động tìm kiếm những thứ mà bạn xác định là mình cần. Cái này giống như một học sinh chỉ học những gì thầy giao, và một học sinh chủ động tự học có mục đích.

Trục tung là cách mà bạn lọc thông tin. Có thể trong quá trình học, bạn chú ý để vuốt ve lòng tự ái của bản thân, hay bạn chú ý đến việc tiếp thu phê bình, không sợ bị chê cười, để phát triển tối đa.

Hai chiều này cắt nhau tạo ra 4 góc bánh chưng. Nếu bạn học thụ động và hay tự ái, thì sẽ bị kẹt trong một cái bẫy tự vệ. Bạn sẽ tiếp thu kiến thức rất hữu hạn và chối bỏ mọi thông tin đe dọa đến cái tôi của bạn. Giống một cục cao su.

Nếu bạn hay tự ái nhưng học chủ động, thì bạn sẽ tiếp cận nhiều thông tin hơn. Nhưng bạn sẽ có xu hướng bỏ qua các phản hồi mang tính phê bình góp ý, kể các có tính xây dựng. Giống như được phủ một lớp teflon chống dính với các phản hồi đó.

Nếu bạn không tự ái, sẵn sàng nghe phê bình, nhưng học thụ động, thì sẽ giống một viên đất sét trong tay người khác. Những người này hay được khen là dễ dạy bảo. Điểm dở là họ chỉ tiếp thu những gì đã bày sẵn, và vì thế không thể tiến bộ vượt bậc.

Cuối cùng, nếu bạn không tự ái và học chủ động, thì sẽ giống một miếng bọt biển có khả năng hút vào rất lớn, luôn phát triển và thích ứng. Nếu được duy trì, khả năng này sẽ giúp bạn tiến rất xa mặc dù điểm xuất phát có thể rất thấp. Thêm vào đó, bọt biển không hề hấp thụ mọi thứ một cách đồng loạt, mà biết cách loại bỏ những gì không có ích, thậm chí còn giúp giải độc.

Ở CLB Tài năng Lập trình FSOFT (FCT Club), chúng tôi đi tìm những bạn nhỏ có phong cách học tập chủ động, biết mình muốn gì, và giúp các bạn có óc cầu tiến (growth mindset), không tự ái, dám thử những gì mình chưa giỏi và không sợ nhận dốt. Cuốn sách của Adam Grant khiến chúng tôi tự tin hơn với con đường đã chọn.

PS. Cuốn sách cũng xui các công ty xem lại cách tuyển dụng, thay vì tìm những người đang có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, thì tìm những người có khả năng học và phát triển – những người có ý chí và đã vượt qua nhiều khó khăn để vươn lên. Ví dụ thay vì chú ý đến các sinh viên sống ở thành phố, thuộc gia đình khá giả với nhiều thuận lợi do đó có kết quả tốt, thì chú ý đến các sinh viên từ nông thôn khó khăn và có khả năng phấn đấu. Tất nhiên sẽ mất công hơn để tuyển dụng theo hướng đó, nhưng đáng thử vì có thể đem lại kết quả bất ngờ, và ít phải cạnh tranh.

Ý lực (conation) là gì?

Tâm lý học xác định và nghiên cứu ba thành phần của tâm trí (trilogy of mind): nhận thức (cognition), tình cảm (affect) và ý lực (conation – tiếng Trung là 意动 – Ý Động). Nhận thức là quá trình biết và hiểu – mã hóa, lưu trữ, xử lý và truy xuất thông tin. Nó thường được liên kết với câu hỏi “what” (ví dụ: chuyện gì đã xảy ra, chuyện gì đang xảy ra, ý nghĩa của thông tin đó là gì.)

Continue reading

Top 100 nhà tâm lý học của thế kỷ 20

Năm 2002, tạp chí Review of General Psychology đã xếp hạng 100 nhà tâm lý học lỗi lạc nhất thế kỷ 20. Việc xếp hạng dựa trên tần suất xuất hiện của ba yếu tố: trích dẫn trong các tạp chí, trích dẫn trong các sách giáo khoa nhập môn TLH, và kết quả khảo sát. Khảo sát đã được gửi tới 1.725 thành viên của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), đề nghị liệt kê những nhà tâm lý học hàng đầu của thế kỷ.

Continue reading

Cảm xúc và Bánh xe Cảm xúc

Cảm xúc (emotion) là gì?

Cảm xúc được định nghĩa là một giai đoạn gồm những thay đổi đồng bộ của trạng thái của tất cả hoặc hầu hết 5 tiểu hệ cơ thể, như một lời đáp sau khi tâm trí đánh giá một sự kiện kích thích bên ngoài hoặc bên trong mà có liên quan đến mối quan tâm chính của cơ thể. Năm tiểu hệ (thành phần) là:

Continue reading

Mở ra đối thoại

Nếu được hỏi, bố mẹ nào cũng nói – thật lòng – là mình luôn sẵn sàng nói chuyện với con. Nhưng trên thực tế họ lại thường hay đóng lại cuộc đối thoại, thay vì mở ra để tiếp tục trò chuyện.

Đó là vì, khi trẻ cảm thấy vướng mắc và bắt chuyện với bố mẹ, thì chúng ta có xu hướng đưa cho chúng lời khuyên (chí lí!) thay vì lắng nghe và tìm hiểu cảm xúc của chúng. Hay khi trẻ có tâm trạng tiêu cực như cáu kỉnh, bực bội, thì chúng ta có xu hướng phản ứng theo kiểu giải thích xem ai có lỗi, hoặc thuyết phục trẻ là vấn đề của chúng không quan trọng. Một khi làm vậy, chúng ta sẽ khép lại cuộc đối thoại, thay vì tiếp tục mở nó ra.

Một cách để không rơi vào tình trạng trên là tránh dùng “you-statement”, tức là tránh bắt đầu câu bằng cụm từ “con phải…, con nên…”. Thay vào đó, ta dùng “i-statement” để diễn tả cảm xúc của bản thân – “bố cảm thấy…”. Tránh đưa ra các phán định (judgement). Đặt các câu hỏi để tìm hiểu thông tin một cách khách quan (inquiry) chứ không phải các câu hỏi kiểu chất vấn, hay để dẫn dắt đến kết luận mà mình đã định sẵn.

Một điều nên tránh nữa: không để rơi vào fact tennis – khi hai bên đưa ra các fact để củng cố cho quan điểm của mình để cố giành phần thắng. Chúng ta thường rơi vào tình trạng này một cách vô thức, do đó cần gọi tên nó ra để bắt đầu kiểm soát ở tầng ý thức.

Bố mẹ cần sẵn sàng làm ‘thùng chứa cảm xúc’ cho con. Chúng có nhu cầu quan trọng rằng bố mẹ có mặt ở bên, biết và chấp nhận những cảm xúc của chúng đồng thời không thấy đó là gánh nặng cho mình. Tương tự như việc các nhà trị liệu tâm lý làm với thân chủ của họ.

(Một vài nội dung từ sách The Book You Wish Your Parents Had Read, của Philippa Perry. Minh họa: sketchplanations.com)

Anna Politkovskaya. LIÊN XÔ LÀ GÌ?

Anna Politkovskaya (1958-2006) là nhà báo Nga, người đã sớm nhìn ra mặt thật của Putin và cảnh báo về tương lai của nước Nga. Bà đã bị ám sát tại nhà riêng ở Moskva vào đúng ngày sinh của Putin. Bài viết này của bà nói về việc những mầm dịch bệnh của Liên xô vẫn tiếp tục phát triển trong nước Nga mới thời Putin, và trên thực tế đang được khẳng định, khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina và tuyên truyền rộng rãi trong nước về quá khứ ‘tốt đẹp’ thời Liên xô. Nội dung bài viết cũng đúng cho những thể chế kiểu Liên Xô.

Continue reading

Arkadiy Dobkin, founder của EPAM: “Đừng bao giờ nên tắt não”

Giới thiệu: EPAM là công ty dịch vụ IT phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Năm 2022, EPAM đạt doanh thu 4.8 tỷ USD. Năm 2023, EPAM xếp thứ 13 (tăng 3 hạng) trong danh sách 25 công ty dịch vụ IT có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới. EPAM là một trong số các hình mẫu mà FSOFT muốn tìm học.
Bên cạnh đó, hóa ra công ty có một nhà sáng lập từ Belarus và một lịch sử hình thành rất thú vị. Tôi xin dịch và giới thiệu bài phỏng vấn đầu năm 2019 trên trang Bolshoi.by đến các độc giả quan tâm.

Continue reading

Giới thiệu sách: Cơ thể không bao giờ nói dối, của Alice Miller

Alice Miller (1923-2010) là nhà tâm lý học, tác giả viết sách gốc Do Thái, sinh ở Ba lan và thành danh ở Thụy sỹ. Với 12 đầu sách về chủ đề chấn thương tâm lý thời thơ ấu, bà được cho là đã làm đảo lộn hai thế giới: thế giới của quan hệ cha mẹ – con cái và thế giới của phân tâm học. Bà đã chỉ ra rằng, thứ nhất, hệ thống các quan niệm truyền thống và điển hình về mối quan hệ cha mẹ-con cái không chỉ sai lầm, mà còn là một hệ thống các ảo tưởng rất nguy hiểm, mà việc đi theo nó sẽ dẫn các quá trình phát triển nhân cách vào ngõ cụt đau đớn. Và thứ hai, những quan niệm phân tâm học truyền thống về các vấn đề của quan hệ con cái-cha mẹ và phương tiện giải quyết chúng cũng ảo tưởng và sai lầm nốt, và không thể là cơ sở cho liệu pháp tâm lý hiệu quả. Đến nay thì hai chủ đề trên cũng không còn mới, nhưng vào thời điểm đầu những năm 198x khi cuốn Bi kịch của đứa trẻ tài năng – cuốn sách đầu tay của Miller – ra mắt, nó đã gây chia rẽ và tranh cãi kịch liệt.   

Continue reading