Tag Archives: edgar schein

Neo sự nghiệp (career anchor)

Giới thiệu. Cả nhân viên lẫn công ty đều tìm cách phát huy tối đa năng lực và đóng góp của nhân viên, thông qua một lộ trình thăng tiến sự nghiệp. Các bước đi tiếp theo trên lộ trình đó thường gắn với thành tích, nguyện vọng của nhân viên và nhu cầu của tổ chức. Nếu hai bên biết được loại sự nghiệp nào mà nhân viên ưa thích, thì việc thăng tiến sẽ trở nên hiệu quả hơn, không xảy ra “nhầm chỗ”. Ví dụ có nhân viên thích quản lý chung, có người thì lại thích làm chuyên môn, mà đôi khi họ cũng không thực sự ý thức được.

Edgar Schein đã xác định 8 loại như vậy, và đặt tên là neo sự nghiệp (career anchor). Nếu áp dụng khái niệm này, công ty và nhân viên sẽ tìm được con đường hiệu quả nhất và nhanh nhất.

Continue reading

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: lỗi thường gặp

“Thay đổi văn hóa” là giải pháp mà các lãnh đạo hay tìm đến mỗi khi thấy có vấn đề nội bộ nào đó. Thông thường, họ sẽ mời tư vấn đến khảo sát, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị, hoặc mời tư vấn đến giúp xây dựng một “văn hóa mới”. Văn hóa mới này sẽ là một danh sách các giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử, v.v. được viết ra, treo lên, truyền dạy cho nhân viên. Các cá nhân và tập thể sẽ được theo dõi và đánh giá theo các “giá trị văn hóa” đó. Và sau một thời gian tổ chức sẽ tuyên bố thắng lợi hoặc để mọi thứ chìm dần.

Continue reading

“Văn hóa tin tưởng” vs “Văn hóa quyền lực”

Đây là trích đoạn memo của Dennis Burke, VP Personnel của công ty DEC năm 1975, khi DEC đang phát triển và mở rộng nhanh chóng. Thành lập năm 1957, từ 1960 đến 1970 công ty đã tăng từ 1.3M đô với 117 nhân viên lên 135M đô với 5800 nhân viên. Công ty tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ 80, nhưng sang đầu thập kỷ 90 bắt đầu thua lỗ, mặc dù đạt doanh thu kỷ lục 14B đô năm 1993, với số nhân viên lúc cao nhất là hơn 120K. Do thua lỗ liên tiếp, đến 1995 Ken Olsen, founder và là người lãnh đạo từ ngày đầu, đã bị thay. Năm 1998 công ty được Compaq mua lại. Theo Edgar Schein, những thay đổi văn hóa kiểu này chắc chắn sẽ xảy đến khi công ty phát triển và tăng quy mô. Nếu không được để ý đến và tìm ra những cách thức mới phù hợp (thay đổi văn hóa), công ty sẽ gặp khó khăn.

Continue reading

Dạy Văn hóa Doanh nghiệp là dạy gì?

Văn hóa của một tổ chức cũng giống như tính cách tâm lý của một người. Nếu không hiểu về tâm lý học mà cứ tìm cách học theo thần tượng này khác thì không ăn thua. Nếu ko hiểu về VHDN (văn hóa doanh nghiệp, hay văn hóa của tổ chức nói chung) mà chỉ nghe kể chuyện về các công ty này khác để học theo cũng ko hiệu quả.

Cách tốt nhất để dạy VHDN là hiểu về cấu trúc và nguyên lý của nó. Sau đó, bạn có thể chiêm nghiệm và áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Cũng như nếu hiểu về tâm lý học, bạn sẽ giúp bản thân và mọi người hiệu quả hơn.

Continue reading

Tư vấn khiêm nhường – có gì mới lạ? (bài 2)

HC có một số điểm khác biệt sau:

  • Cần mối quan hệ ở mức riêng tư hơn: xem Bài 3
  • Cần cách hành xử khác ngay từ lần gặp đầu tiên: xem Bài 4
  • Cần thái độ khiêm nhường, cam kết giúp đỡ, và tò mò
  • Cần kỹ năng nghe và hồi đáp mới: xem Bài 4.
Continue reading

Tư vấn khiêm nhường – tại sao cần? (bài 1)

Tư vấn khiêm nhường (HC – Humble Consulting) là khái niệm do Edgar Schein đưa ra trên cơ sở kinh nghiệm tư vấn các tổ chức về văn hóa của tổ chức (OC – Organizational Culture). Ông cũng là tác giả của mô hình 3 cấp độ của OC đã trở thành kinh điển. Theo Schein, HC là một năng lực quan trọng cho các lãnh đạo và những người làm công việc trợ giúp (helping) về mặt tâm lý cho mọi người, không chỉ tư vấn mà còn coaching, counseling, v.v. Trong loạt bài này, tôi sẽ tóm tắt các ý của Schein trong sách Humble Consulting, và bổ sung bình luận về việc sử dụng HC để trợ giúp tâm lý khi làm mentor/ coach.

Continue reading