Tag Archives: viết

Lời nguyền kiến thức (knowledge curse) gây hại khi bạn viết

Nếu bạn hay viết, có lẽ bạn là một kẻ-biết-tuốt (know-it-all).

Không phải theo kiểu một đứa trẻ 6 tuổi quen bắt nạt nói những câu như: “Bố tao biết về máy tính nhiều hơn bố mày,” hay một đứa 16 tuổi hay bắt nạt nói: “Tao sẽ là người vào Harvard chứ không phải bọn học trường công vớ vẩn như mày”.

Những người viết trở thành kẻ-biết-tuốt là vì công việc chúng ta làm. Thử nghĩ mà xem: với mỗi câu chuyện, bài báo hoặc bài blog mà bạn viết, bạn dành nhiều phút — đôi khi thậm chí hàng giờ — để đọc. Bạn cũng có thể phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này — cho đến khi bạn hiểu đủ rõ về chủ đề để có một cuộc trò chuyện trí tuệ về chủ đề đó.

Continue reading

Làm sao để viết tốt?

Theo Daphne Gray-Grant, ta thấy bế tắc khi viết là vì đã cài đặt sai chế độ (mode). Đầu óc ta có thể ở một trong hai chế độ: viết (writing, chế độ sáng tạo) và biên tập (edit, chế độ suy xét – critical). Có thể đối chiếu chúng với hai loại tư duy: tập trung và phân tán, theo Barbara Oakley (How to learn).

Continue reading

Sáu quy tắc của George Orwell

Sáu quy tắc cơ bản trong việc viết, của George Orwell, được tờ The Economist đưa vào Style Guide nổi tiếng của mình. Theo họ, các quy tắc này giúp tác giả viết được những bài dễ hiểu nhất với người đọc, họ không phải mất công động não (The first requirement of The Economist is that it should be readily understandable. Clarity of writing usually follows clarity of thought. So think what you want to say, then say it as simply as possible)

George Orwell’s six elementary rules (“Politics and the EnglishLanguage”, 1946):

1. Never use a metaphor, simile or other figure of speech which you are used to seeing in print – Đừng bao giờ sử dụng các phép ẩn dụ, so sánh hoặc các lối nói khác mà bạn thường thấy trên báo in
2. Never use a long word where a short one will do – Đừng bao giờ sử dụng một từ dài, nếu có thể dùng một từ ngắn tương đương
3. If it is possible to cut out a word, always cut it out – Nếu có thể cắt bỏ một từ, hãy luôn cắt bỏ nó đi
4. Never use the passive where you can use the active – Đừng bao giờ sử dụng dạng bị động ở những chỗ có thể sử dụng dạng chủ động.
5. Never use a foreign phrase, a scientific word or a jargon word if you can think of an everyday English equivalent – Đừng bao giờ sử dụng một cụm từ nước ngoài, một từ khoa học hoặc một từ lóng nếu bạn có thể nghĩ ra một từ tương đương của tiếng Anh giao tiếp.
6. Break any of these rules sooner than say anything outright barbarous – Thà phá bỏ bất cứ quy tắc nào ở trên, còn hơn viết ra thứ gì đó thậm ngớ ngẩn (đừng cứng nhắc tuân theo)

Tham khảo: The Economist Style Guide

Bài giải thích 6 quy tắc (bài tiếng Anh)