Tag Archives: nhân học

J.J. Rousseau chính là cha đẻ của ngành Nhân học

Tác giả: Claude Levi-Strauss
Xuất bản lần đầu: Rousseau, pere de l’ethnologie / ‘/ Le Courrier. 1963. Số 3.

Việc một nhà nhân học được mời dự lễ kỷ niệm này mang đến cho ngành khoa học non trẻ của chúng tôi cơ hội để tỏ lòng thành kính với một người nổi tiếng về thiên tài nhiều mặt của mình, bao gồm văn học, thơ ca, triết học, lịch sử, đạo đức học, xã hội học, sư phạm, âm nhạc, thực vật học – và đấy vẫn chưa phải là tất cả các khía cạnh của công việc của ông.

Continue reading

Levi-Strauss. Ba thế hệ của thuyết nhân văn

“Les Trois humanismes”. Xuất bản lần đầu trên tạp chí Demain (1956, số 35). Được xuất bản bằng tiếng Nga trong tạp chí “Niên giám của Hiệp hội Triết học Liên Xô”, 1987-1988. Bài này dịch từ bản tiếng Nga.

Tiêu đề bài có thể được dịch là “ba làn sóng” hoặc “ba thế hệ” của chủ nghĩa nhân văn (thuyết nhân văn), vì nói đến ba hình hệ nối tiếp nhau trong nghiên cứu về văn hóa con người.

Đối với hầu hết chúng ta, nhân học dường như là một ngành khoa học mới, là bằng chứng về sự tò mò tinh tế của con người hiện đại. Trong lĩnh vực thẩm mỹ của chúng ta, các tác phẩm nghệ thuật sơ khai mới chỉ có vị trí cách đây chưa đầy năm mươi năm. Bản thân sự quan tâm đến các xã hội nguyên thủy thì có nguồn gốc xưa hơn một chút – các công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về lĩnh vực này xuất hiện khoảng năm 1860, tức là vào thời đại mà Charles Darwin đặt ra vấn đề tiến hóa trong lĩnh vực sinh học. Sự tiến hóa này, theo những người cùng thời với ông, cũng phản ánh sự tiến hóa của con người về mặt xã hội và tinh thần.

Continue reading