Tag Archives: alice miller

Giới thiệu sách: Cơ thể không bao giờ nói dối, của Alice Miller

Alice Miller (1923-2010) là nhà tâm lý học, tác giả viết sách gốc Do Thái, sinh ở Ba lan và thành danh ở Thụy sỹ. Với 12 đầu sách về chủ đề chấn thương tâm lý thời thơ ấu, bà được cho là đã làm đảo lộn hai thế giới: thế giới của quan hệ cha mẹ – con cái và thế giới của phân tâm học. Bà đã chỉ ra rằng, thứ nhất, hệ thống các quan niệm truyền thống và điển hình về mối quan hệ cha mẹ-con cái không chỉ sai lầm, mà còn là một hệ thống các ảo tưởng rất nguy hiểm, mà việc đi theo nó sẽ dẫn các quá trình phát triển nhân cách vào ngõ cụt đau đớn. Và thứ hai, những quan niệm phân tâm học truyền thống về các vấn đề của quan hệ con cái-cha mẹ và phương tiện giải quyết chúng cũng ảo tưởng và sai lầm nốt, và không thể là cơ sở cho liệu pháp tâm lý hiệu quả. Đến nay thì hai chủ đề trên cũng không còn mới, nhưng vào thời điểm đầu những năm 198x khi cuốn Bi kịch của đứa trẻ tài năng – cuốn sách đầu tay của Miller – ra mắt, nó đã gây chia rẽ và tranh cãi kịch liệt.   

Continue reading

Vai trò thiết yếu của Chứng nhân Khai sáng trong xã hội

Giới thiệu của DatPP: bài viết ngắn của A. Miller giải thích về 2 khái niệm quan trọng trong lý thuyết của bà: chứng nhân giúp đỡ (helping witness) và chứng nhân khai sáng / giác ngộ (enlightened witness).

Continue reading

“Bi kịch của đứa trẻ tài năng” – nên đọc, nhưng…

Sách của nhà tâm lý học Alice Miller bắt đầu được xuất bản ở Việt Nam, với cuốn đầu tiên là “Bi kịch của đứa trẻ tài năng”. Những ai quan tâm đến việc hiểu chính mình và nuôi dạy con nên tìm đọc, nhưng cần chú ý về một số lỗi dịch và những chỗ cần lưu ý khác, được nhắc trong bài viết này.

Continue reading

Alice Miller, nhà phân tâm học, qua đời ở tuổi 87. Người quy các vấn đề của con người cho hành vi của cha mẹ

Bài cáo phó trên The New York Times, by William Grimes. April 26, 2010.

Alice Miller, nhà phân tâm học, người đã định vị lại gia đình như là nơi khởi nguồn của rối loạn chức năng, với lý thuyết của bà rằng quyền lực và sự trừng phạt của cha mẹ là căn nguyên của hầu hết các vấn đề của con người, đã qua đời tại nhà riêng ở Provence vào ngày 14 tháng 4. Bà thọ 87 tuổi.

Continue reading

Chấn thương thời thơ ấu

Alice Miller, Ph.D.

Từ khi còn niên thiếu, tôi đã tự hỏi tại sao nhiều người lại lấy làm vui khi hạ nhục người khác. Rõ ràng là có nhiều người nhạy cảm với nỗi đau của người khác, chứng tỏ sự thôi thúc có tính chất hủy hoại làm tổn thương người khác không phải là một khía cạnh phổ biến của bản chất con người. Vậy tại sao một số người lại có xu hướng giải quyết vấn đề của mình bằng bạo lực, trong khi những người khác thì không?

Continue reading

Món quà của Alice Miller cho nhân loại

Nếu từng đọc sách của bà, từ The Drama of the Gifted Child đến Free from Lies, cuộc sống của tất cả mọi người đều bị biến đổi sâu sắc. Đọc Alice Miller nghĩa là trở về sâu thẳm bên trong của chính mình, về với đứa trẻ mà bạn đã từng là. Bất kể đã phải chịu đựng sự phủ định bản thân hoặc bị tổn thương thế nào, bạn sẽ lại có liên lạc với đứa trẻ này. Bạn sẽ có khả năng hóa giải những phán xét chống lại trẻ em – về sự ngu ngốc, tội lỗi nguyên thủy, thú tính bẩm sinh và những động cơ của chúng – mà cái văn hóa khinh thường trẻ em đã dính chặt vào. Bạn sẽ dám tuyên bố rằng khi còn nhỏ, chúng ta hoàn toàn vô tội. Trước Alice Miller, không có ai cực đoan như vậy. Bắt đầu bằng nền tảng vững chắc mà những cuốn sách của bà truyền cho, ta có thể thực sự sống lại cuộc đời mới, đơn giản vì có thể kết nối lại với đứa trẻ mà ta từng là, bằng nguồn sống bên trong chính mình.

Continue reading