Tag Archives: berman

Giải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.3 – Sáng tạo Con người (2)

(St 2:4 đến 2:7. Tác giả không đi tiếp từ St 1:26 mà nhảy sang giải thích mấy câu đầu của Chương 2 sách Sáng thế, vì mấy câu này bị hiểu sai. Hết phần này, tác giả sẽ quay lại St 1:26. Đặc biệt, câu St 2:4 được giải thích là sự bắt đầu của Ngày Làm nên, nối tiếp Ngày Sáng thế và vẫn kéo dài cho đến ngày nay, chứ không phải là câu tổng kết Sáng thế. ND)

Continue reading

Giải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.2 – Đất

Xem Chương 1.1 – Bóng tối và Ánh sáng.

Từ Bereshit (với chữ cái đầu viết hoa, như nó được viết trong vai trò từ đầu tiên của Torah) chỉ ra sự tồn tại của Kế hoạch ban đầu, chính là lực hoạt động của Sáng tạo. Bằng Kế hoạch này, Ý nghĩ của bản thân này, cái reshit này, Elohim tạo ra Trời và Đất. Nhưng ban đầu, trong Kế hoạch của Ngài, chúng tương quan với nhau như thế nào? Trong bức tranh toàn cảnh về thế giới quan của người Do Thái, có hai truyền thống, hai con đường mang tính toàn cầu đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Một cái khởi điểm từ trường phái giáo lý của Hillel, cái còn lại – từ giáo lý của Shamai. Họ là các nhà hiền triết vĩ đại sống vào cuối thế kỷ 1 trước Công nguyên, và, như chuyên luận “Avot” kể lại, họ đã tiến hành một “cuộc tranh luận nhân danh Đấng Tối Cao.”

Continue reading

Giải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.1 – Bóng tối và Ánh sáng

Lời giới thiệu của người dịch

Những chương đầu tiên của Cựu Ước kể về việc Chúa Trời sáng tạo ra thế giới được viết rất cô đọng, với văn phong đặc biệt. Trong các bản chú giải bằng tiếng Việt, độc giả thường được diễn giải ý chính, mà không đi vào chi tiết văn bản. Các tác giả kêu gọi người đọc đi tìm “nghĩa bóng”, bỏ qua “nghĩa đen”, bỏ qua câu chữ của văn bản. Cuốn sách được dịch và giới thiệu dưới đây là một nỗ lực giải nghĩa các chương đầu tiên của Kinh Thánh theo nghĩa đen, theo câu chữ của văn bản tiếng Do Thái.

Continue reading

Suy nghĩ đêm Giáng sinh

Kinh Thánh kể rằng, vì ăn quả của cây biết điều thiện và điều ác mà Adam và Eva bị trừng phạt. Tại sao việc biết điều thiện và điều ác lại là tội lỗi? Có nhiều lý giải cho câu chuyện này, và tôi thích nhất là giải thích của Berman, rằng thực ra sau khi ăn quả cây này, Adam và Eva không trở nên “biết điều thiện và điều ác”, mà lại trở nên lầm lẫn giữa điều thiện và điều ác, tưởng là mình biết.

Những bất hạnh của loài người xảy ra không phải vì cái ác có ý thức. Ít khi con người làm điều ác vì yêu điều ác. Ngược lại, con người luôn cảm thấy rằng mình đang làm điều thiện, cho bản thân, con cái, xã hội, lý tưởng, loài người, thiên nhiên và cả thánh thần. Và rút cục thì lại làm điều ác. Vậy là, việc “biết điều thiện” lại khiến con người làm điều ác (thực ra là NGHĨ là biết, tưởng là biết).

Rất nhiều tai họa lớn trong lịch sử đã xảy ra nhân danh điều thiện, nhân danh một “chính nghĩa” nào đó. Không thể lôi kéo một đám đông bằng điều ác, đám đông luôn đi theo điều thiện (cái mà họ, và cả bản thân người thủ lĩnh, tin là thiện). Và khi có “chính nghĩa” trong tay, họ tin rằng có quyền phán xử số phận người khác. Đó chính là lúc họ dễ làm điều ác, cho là phải làm “vì chính nghĩa”. Cho nên mới có câu thơ lúc cuối đời: “những mong xóa ác ở trên đời / ta phó thân ta với đất trời / ác xóa đi thay bằng cực thiện / tháng ngày biến đổi ác luân hồi“.

Hàng ngày, mỗi chúng ta đều hành xử theo niềm tin của mình, rằng mình đang đúng, đang làm điều thiện, với người thân, đồng nghiệp, bạn bè, v.v. Chắc ta chỉ có thể tin như thế nếu thực sự đồng cảm với họ, và sẽ thật tuyệt vời biết bao nếu thấy mình làm vì tình yêu, không phải tình yêu chung chung, mà là với những người cụ thể…

Chúc các bạn một Giáng sinh an lành và nhiều yêu thương!