Tag Archives: khởi nghiệp

Bí mật của Canva: chuyện một người lướt ván diều trẻ tuổi dựng nên startup có giá 3.2 tỷ đô (và có lãi!)

Nữ doanh nhân Melanie Perkins ở Australia, rất xa thung lũng Silicon, đã xây dựng một công ty khởi nghiệp cạnh tranh với Adobe và Microsoft. Vào đầu kỷ nguyên Instagram, cô đã tạo ra ứng dụng Canva, cho phép nhanh chóng và dễ dàng vẽ tranh hay chỉnh sửa ảnh. Để tham gia vào hangout của các nhà đầu tư mạo hiểm, cô đã phải học lướt ván diều. Nỗ lực đã được đền đáp: Canva được định giá 3,2 tỷ đô la và đã kiếm được lợi nhuận, trong khi tài sản của Perkins vượt quá 400 triệu đô la. Bản thân cô nói rằng cho đến nay chỉ mới hoàn thành được 1% kế hoạch. Continue reading

Bản đồ và la bàn

Bài viết của Seth Godin:

Chẳng phải thật tuyệt vời sao, nếu ta luôn có bản đồ cho mọi thứ? Một bộ hướng dẫn từng bước về cách đi từ chỗ này đến chỗ kia, bất kể ta đang ở đâu và bất kể muốn đi đâu.

Steve Pressfield kể câu chuyện kỳ ​​diệu này:

Một tay súng Ghurka trốn khỏi nhà tù Nhật ở miền nam Miến Điện và đi sáu trăm dặm một mình qua những khu rừng để tìm đến tự do. Cuộc hành trình dài 5 tháng, nhưng anh ta không hề hỏi đường và không bao giờ lạc đường. Thứ nhất, vì anh ta không nói tiếng Miến và thứ hai, vì anh ta coi tất cả người Miến Điện là phản bội. Anh ta đã sử dụng một tấm bản đồ và khi tới được Ấn Độ, anh đã đưa nó cho các sĩ quan Tình báo, những người muốn biết tất cả về cuộc phiêu lưu của anh ta. Anh đã đánh dấu bằng bút chì tất cả ngã rẽ mà mình đã thực hiện, tất cả đường và lối mòn đã đi, tất cả các con sông đã băng qua. Nó đã rất có ích cho anh, tấm bản đồ đó. Nhưng các sĩ quan Tình báo thì không thấy nó hữu ích. Vì đó là bản đồ đường phố của London.

Tôi thích câu chuyện này.

Kết thúc có hậu đến từ sự thấu hiểu la bàn, chứ không phải sự hiện diện của một tấm bản đồ hữu ích.

Nếu bạn có bản đồ sai, la bàn đúng sẽ đưa bạn về nhà nếu bạn biết cách dùng.

Bạn đang đi đâu?

Continue reading

Tuyên ngôn cho nhóm khởi nghiệp

Dịch từ: Tuyên ngôn cho nhóm nhỏ mưu việc lớn (Seth Godin)
Lời bình của người dịch: những tuyên ngôn này không chỉ dành cho nhóm khởi nghiệp kinh doanh, mà bất kỳ nhóm khởi sự một việc có ý nghĩa nào đó. Bản thân tôi cũng đang tham gia 1 nhóm và tổ chức một nhóm khác, và thấy tâm đắc với nhiều điểm. Xin chia sẻ trong bài một số ý kiến cá nhân cho các điểm, và hy vọng nhận được các chia sẻ khác – chúng sẽ được cập nhật vào bài trong quá trình. DatPP.

Chúng ta luôn gấp gáp về tiến độ, vì thời gian là tài sản lớn nhất.

Nếu hứa, hãy kèm theo ngày. Không có ngày thì không hứa.

Nếu đã hẹn ngày, hãy đúng hẹn.

Nếu không thể hẹn ngày, hãy cập nhật sớm và thường xuyên. Chuẩn bị kế hoạch B thì tốt hơn là chỉ cầu may.

Trong nhóm kiểu gì cũng có những người cứ lầm lũi làm mà không chia sẻ thông tin – nhất là dân kỹ thuật, để đến lúc mọi người biết vấn đề thì đã rất muộn. Với họ, cần “moi tin” thường xuyên 🙂

Dọn rác của bạn.

Dọn rác của cả những người khác.

Truyền thông thừa (hơn mức mà bạn cho là đủ).

Có câu, “sai lầm lớn nhất trong truyền thông là cứ tưởng xong rồi”. Đặc biệt lúc mới khởi sự thì các ý tưởng còn manh nha, nhiều thứ chưa rõ, nên lại càng cần nói đi nói lại (kiểu nhai đi nhai lại “www.funix.edu.vn – học cùng chuyên gia!” 🙂 )

Tra vấn các giả thiết và chiến lược.

Nhiều mâu thuẫn trong nhóm xảy ra do, thay vì tra vấn nhau về các giả thiết (là thứ khách quan) ta lại tra vấn nhau về “thái độ” (là thứ chủ quan), sau đó bị ảnh hưởng bởi fundamental attribution error, sẽ kết luận về “bản chất xấu xa” của đồng nghiệp. Ví dụ chuyện có thật: cty tôi cần mua hosting cho 1 online forum, sau khi tìm hiểu, chuyên gia IT đưa ra phương án với chi phí khá cao. Hỏi lại thì bạn ấy trả lời ngắn gọn “em tính rồi, thế mới được”. Đọc câu trả lời qua email tôi hơi nóng mắt, nghĩ thầm “thằng này lười và ẩu”, định email mắng, nhưng may quá dừng lại và sang hỏi bạn ấy: “em dựa trên những giả thiết gì để ra phương án này?”. Bạn ấy đưa giả thiết là forum sẽ dùng cho 1000 user đồng thời và trong 2 năm. Sau khi thống nhất lại giả thiết là 100 user đồng thời và 6 tháng, rồi nâng cấp nếu cần, hai bên vui vẻ thống nhất phương án thuê mới với chi phí bằng 1/3 p/a ban đầu.

Đừng tra vấn về sự thiện chí, công sức và ý định của mọi người.

Dở hơi nhất là một nhóm nhỏ mà lại nghi ngờ nhau về những cái này. Đặc biệt, ta rất hay suy luận từ kết quả công việc của một người ra ý định của người đó. Ví dụ làm gì hỏng thì suy ra là người đó muốn thế (cố tình)

Đừng đòi mọi việc phải rõ ràng dễ hiểu. Mô tả và trao đổi khi chúng còn đang trừu tượng.

Cách tư duy và ngôn ngữ của nhiều người VN rất cản trở việc này. Khả năng tư duy trừu tượng nói chung không cao, và các tranh luận về những thứ trừu tượng hay bị bẻ sang hướng khác vì người đối thoại muốn giành phần thắng chứ k0 muốn cùng làm rõ vấn đề.

Funix hop xCrzy

Một cuộc họp của FUNiX (www.funix.edu.vn)

Dự án to không quan trọng bằng cam kết khủng.

Nếu việc bạn đang làm không quan trọng đối với sứ mệnh của nhóm, hãy giúp những người khác làm việc của họ.

Hãy mắc lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi và chia sẻ các bài học.

Những phần mềm rẻ, chạy ổn định, đại chúng có thể nhàm chán nhưng thường tốt hơn cả. Vì chúng rẻ và ổn định.

Nhiều người, nhất là dân kỹ thuật, hay lạc quan thái quá và cho rằng mình có thể làm được phần mềm tốt hơn, phù hợp hơn, ngon hơn, v.v. trong một thời gian ngắn. Cuối cùng đúng là vừa tốn (thời gian + công + tiền) vừa không ổn định.

Thứ bậc của ngày hôm qua không quan trọng bằng cấu trúc của dự án hôm nay.

Chỉ chốt những gì phải chốt, còn thì để ngỏ mọi phương án cho đến khi bạn tìm ra lời giải.

Tâm lý thông thường là khó chịu khi không có hoặc có ít điểm cố định để bấu víu vào, tuy nhiên nếu chốt một điều gì đó chỉ vì nôn nóng thì rồi sẽ lại phải sửa, và tốn công hơn nhiều.

Chúng ta làm những việc chưa ai làm, nên đừng ngạc nhiên khi ngạc nhiên.

Nếu ai có thói quen mọi thứ phải được kiểm soát, không được xảy ra bất ngờ, thì chắc khó làm start-up.

Quan tâm nhiều hơn.

Nếu có người ở ngoài có thể làm nhanh hơn và rẻ hơn ta, đừng lưỡng lự.

Mua/ thuê/ hợp tác khẩn trương

Luôn để ý tìm nguồn lực bên ngoài, ngay cả khi chưa cần.

Nói chuyện với mọi người như thể họ là sếp, là khách hàng, người sáng lập, hay nhân viên. Tất cả như nhau thôi.

Ví dụ ông N – một nhà khởi nghiệp ở FPT – thường xuyên đi nói 1 câu chuyện như nhau với mọi người, bất kể họ là ai. Hehe. Lúc đầu, khi nhóm chưa có sản phẩm mà chỉ có câu chuyện, thì người nghe chưa quan tâm lắm đến lợi ích cá nhân của mình, chỉ nghe câu chuyện. Trong quá trình, thậm chí họ có thể chuyển từ role này sang role khác.

Bất kỳ việc nào chạy cũng do một cá nhân nhận và làm.

Nhóm nhỏ phải tự làm hết, k0 trông chờ vào hệ thống.