Tag Archives: seth godin

Các giả định hữu ích cho người dạy

Bài viết của Seth Godin, ngắn gọn về những điều quan trọng nhất mà một giáo viên (hoặc bất kỳ ai muốn giảng dạy, chia sẻ) cần chú ý và thực hiện luôn luôn. Tôi bổ sung thêm bình luận liên quan đến quá trình học tập ở FCT Club (CLB Tài năng Lập trình FPT Software), vì cám thấy rất gần gũi.

Bài này cũng rất bổ ích với những người làm đào tạo ở các tổ chức, các doanh nghiệp, vì nó giúp xác định đúng vấn đề và nâng cao hiệu quả.

Các giả định hữu ích cho giáo viên (Useful assumptions for teachers)

Không chỉ áp dụng cho lớp học, mà bất cứ nơi nào chúng ta muốn phổ biến gì đó, truyền cảm hứng, hay giáo dục ai đó:

Giả định về sự cam kết (enrolment). Một người hoặc là cam kết cho việc học, hoặc không. Nhiều khi tình huống khiến mọi người phải có mặt, nhưng hầu như không thể dạy tốt nếu người ta không quan tâm học. Nếu mọi người không có sự cam kết, thì công việc đầu tiên là thay đổi điều đó. Nếu bạn đang phải lo lắng rằng họ sẽ lướt phây hay rời đi, thì thật khó để làm tốt công việc.

Bình luận: nếu người học ko có sự cam kết, ko có động lực để học, thì kết quả hầu như không có, đặc biệt là khi khả năng kiểm soát của thầy rất hạn chế như học online. Đôi khi cũng cần một thời gian để thay đổi người học từ chỗ không muốn sang muốn. Nếu thầy có quyền chọn, thì nên loại bỏ những người học không cam kết. Ở FCT Club, đây là tiêu chí đầu tiên để chọn và lọc.

Giả định về ý định tốt (good intent). Đây là người anh em của cam kết. Nếu bạn đang lo lắng rằng ai đó sẽ sử dụng AI để viết luận, thì nhiều khả năng là bạn sẽ dành toàn bộ thời gian để xây tường thay vì bắc những cây cầu.

Bình luận: người học có thể có cam kết nhưng do bị sức ép chứ ko tự nguyện, do đó có thể tìm cách đi tắt, gian lận, v.v. Nếu người thầy và tổ chức phải tìm cách để phát hiện và ngăn chặn các hành vi này, thì sẽ không có đủ nhiều thời gian cho việc dạy. Ở FCT không có điểm số, và không khuyến khích học viên chạy theo thành tích ngắn hạn mà thay vào đó là chủ động “nhận dốt” để học được nhiều.

Giả định về nỗi sợ. Học hỏi tạo ra thay đổi, và thay đổi thì gây sợ hãi. Thêm vào đó, chúng ta đều ngu ngốc ngay trước khi hiểu ra bài học… chúng ta biết rằng có thể làm được gì đó, nhưng chúng ta không (chưa) biết cách làm. Khi thấy nghi ngờ, hãy tìm xem nỗi sợ nằm ở đâu.

Bình luận: nếu tự nguyện, thì học là một quá trình đem lại sự thỏa mãn, đem lại niềm vui vì thấy mình tiến bộ. Tuy nhiên cũng có khi người học tỏ ra khác lạ, né tránh, v.v. thì thầy nên tìm hiểu tại sao, ko nên chỉ trích hoặc nhanh chóng đưa ra những lời khuyên, những yêu cầu chấn chỉnh.

Giả định về việc thiếu ngữ cảnh (lack of context). Lý do bạn ‘biết’ gì đó là vì bạn biết điều đó. Bạn hiểu cái gì có trước, cái gì kế tiếp, nó hoạt động như thế nào, ngôn ngữ trong lĩnh vực của bạn là gì (cả từ ngữ và khái niệm). Nếu bạn đang dạy gì đó mới, thì bạn không thể chắc chắn rằng người nghe cũng biết như thế. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho ngữ cảnh và ít thời gian hơn cho các mẹo và các gạch đầu dòng. Làm vậy sẽ tạo điều kiện để hiểu bài.

Bình luận: theo lẽ tự nhiên, người ta học là vì một bài toán, một hiện tượng gì đó trong cuộc sống mà họ quan tâm. Nhưng nhiều khi bối cảnh này bị lược bỏ mà nhảy ngay vào việc phát biểu một bài toán chung và giải pháp. Giúp người học hiểu được chuỗi giải pháp đi từ bài toán cuộc sống thì hơn là thuộc các công thức hay mẹo mực, vốn chỉ để có được điểm cao.

Giả định về kết nối. Một số người cho rằng việc học có thể được thực hiện một mình, trong tòa tháp, với một cái laptop. Nhưng trên thực tế, cho đến khi ta tương tác với những người khác hoặc hệ thống khác, thì tất cả những gì chúng ta đã làm chỉ là tiếp thu, chúng ta vẫn chưa hiểu.

Bình luận: người học cần áp dụng các tri thức học được, thông qua việc tham gia với những người khác để làm gì đó (nếu là kỹ năng) hoặc tranh luận gì đó (nếu là kiến thức). Như vậy sẽ tránh được kiểu học thuộc lòng, vì bắt buộc phải dùng ngôn từ của riêng mình.

(Seth Godin. Useful assumptions for teachers)

Phân loại khách hàng của freelancer


Mục tiêu của bạn là góc nào?

Các đại công ty (industry giants) muốn khối lượng lớn. Họ cần những người làm thuê đúng chuẩn, giá rẻ, bàn giao đều, và ổn định. Họ sẽ không đi tìm những freelancer làm hàng thửa (bespoke), có tính thủ công. Thậm chí không tìm người làm ‘tốt hơn’. Họ chỉ đơn giản là muốn sản phẩm đáp ứng đúng spec, với mức giá tốt nhất. Họ có thể khiến bạn rất bận rộn, và đôi khi có thể trả tiền đúng hạn.

Cũng có một số loài chim hiếm (rare birds), những khách hàng lớn và tiềm năng muốn tìm những freelancer có thể cung cấp cho họ thứ gì đó độc đáo và khó sao chép. Họ biết rằng những gì họ muốn là khan hiếm, và trả tiền thỏa đáng. Số này không nhiều. Nếu bạn tìm thấy một khách hàng như vậy, hãy trân quý.

Còn lại hai loại:

Nói chung, đông nhất là nhóm làm mất thì giờ của bạn (waste of time). Những công ty nhỏ này muốn trở thành (hoặc tỏ ra là) đại công ty, nhưng chỉ đơn giản là muốn giá thật rẻ, trong khi đặt hàng với khối lượng nhỏ và hay đòi thay đổi vào phút cuối. Rõ ràng, freelancer thông minh sẽ tránh xa những khách hàng này, bất kể ý định của họ tốt đẹp đến đâu.

Cuối cùng là hũ mật (sweet spot). Đó là khách hàng muốn bạn, với tất cả sự độc đáo, giá cả và sự kỳ diệu mà bạn có thể tạo ra. Là người trả nhiều tiền và nhận được nhiều hơn thế.

Nếu bạn để ý tìm, bạn sẽ dễ tìm ra họ hơn. Đặc biệt là nếu bạn đang thực sự tạo ra điều kỳ diệu độc đáo.

Dịch từ: Seth Godin. Scale and the small business (freelancer grid)

Câu chuyện ngầm định văn hóa: các chiến binh Maasai và sư tử

Khi thấu hiểu tâm lý con người và các ngầm định văn hóa của một cộng đồng, người ta có thể tìm ra những lời giải hiệu quả và bền vững đáng kinh ngạc.

Continue reading

“Bạn đâu giỏi thế”

Câu này chứa ba vấn đề đối với những người sáng tạo, làm cái mới.

Lần đầu tiên là khi ta bắt đầu, ta không giỏi. Đấy là sự thật. Nếu ai muốn đi tiếp, thì hãy thêm từ “chưa” vào câu.

Chả ích gì nếu giả vờ rằng ta đã tìm ra cách trước khi tìm ra thật. Sẽ phản tác dụng nếu bạn có thái độ cáu kỉnh mong manh khi đối mặt với phê bình. Thực tế là, trong giai đoạn này, “bạn không giỏi đến thế” chính là những gì ta cần nghe, bởi vì nó có thể kèm theo thông tin làm thế nào để tốt hơn.

Lần hai là khi ta đã bắt đầu có kỹ năng và làm ra gì đó có giá trị, một số người sẽ tiếp tục tin rằng ta vẫn không giỏi. OK. Như vậy là họ đang nói với ta điều gì đó về bản thân họ, cũng như những gì họ muốn và cần. Đây là manh mối để ta chuyển sang phục vụ người khác, những người đánh giá và muốn có những gì ta làm. Nhóm khách hàng khả thi nhỏ nhất (smallest viable audience) không phải là một thỏa hiệp lùi bước, mà là một con đường để tiến lên. Hãy tìm những người muốn tham gia, cởi mở và háo hức. Hãy phục vụ họ thay cho những người kia.

Điều nguy hiểm là, khi nghe thấy những lời khước từ trong giai đoạn này, bạn có thể tin rằng mình chẳng làm được gì. Trái ngược với việc nhận ra rằng, chỉ đơn giản là bạn đang nghe nhầm người.

Lần thứ ba là một vòng tròn, một chu kỳ đầy đủ. Bởi vì có thể trên thực tế, ta vẫn chưa giỏi đến mức đó, và chưa có đủ nhiều những người muốn thứ ta làm. Đơn giản là ta chưa đủ tốt cho thị trường này. Vì vậy, ta tiếp nhận sự thật và lại bắt đầu từ đầu. Ta vẫn chưa đủ tốt. Ta chưa thực hành đủ, tìm thấy đủ sự đồng cảm, đủ hiểu thể loại và tìm ra cách đóng góp. Chưa. Ít nhất là đối với nhóm khách hàng này.

Và sau đó, ta trở nên tốt hơn.

Không sớm thì muộn, ba vấn đề này sẽ trở thành ba cột mốc quan trọng trên con đường tạo ra sự khác biệt và làm công việc mà ta tự hào.

Dịch từ Seth Godin. “You’re not that good

Ba loại lòng tốt

Thứ nhất là lòng tốt của “làm ơn”, “cảm ơn” và “tôi đã sai, tôi xin lỗi.” Những sự tử tế nho nhỏ giúp ta tương tác suôn sẻ, và khiến những người khác cảm thấy ta không vô cảm với họ. Chúng không gây ra phí tổn gì cho ta, và trên thực tế, trong đa số tình huống, vào cuộc với lòng tốt là phần thiết yếu của kết nối, gắn kết và tiến bước.

Continue reading

Đối đáp giỏi không quá quan trọng

Trả đòn nhanh. Đối đáp thông minh. Khả năng nói chính xác những gì cần phải nói, đúng lúc cần.

Khi thế giới chạy ngày một nhanh hơn, nhiều người trong chúng ta cảm thấy tiếc nuối vì ra về đến cầu thang mới nghĩ ra ý hay để đối đáp (hiện tượng được gọi là trí khôn ở cầu thang). Một đòn trả miếng hoàn hảo, thường sắc bén, nhưng lại đến hơi muộn.

Đừng lo lắng về điều đó.

Bởi vì mặc dù thế giới ngày càng nhanh hơn, trên thực tế vẫn rất ít những ý tưởng giá trị vượt thời gian, đáng để chia sẻ một giờ hoặc một tuần sau đó.

Dịch từ nguồn: Esprit de l’escalier is overrated

Dự đoán tương lai

Người ta làm điều đó suốt. Đôi khi rất thành công. Không chỉ là những thứ dễ đo và có lợi nhuận như cá cược thể thao hay chứng khoán, mà còn là những tương tác thiết yếu của con người như “cách tốt nhất để chào đón học sinh mẫu giáo vào ngày đầu tiên đi học” hoặc “nếu chúng ta thiết kế giao điểm thế này, giao thông sẽ lưu thông tốt hơn.” Nói về sức khỏe cộng đồng và kỹ thuật, khả năng hình dung về những ảnh hưởng của công việc ta làm là vô cùng cấp thiết.

Khi có việc với một “nhà tiên tri” như vậy, nên đặt ba câu hỏi:

Track record của bạn là gì?” Không phải lúc nào chúng ta cũng đúng, nhưng một khi loại bỏ các yếu tố may mắn và bất thường thống kê, liệu bạn có thường xuyên làm tốt hơn những người khác, hay chỉ đơn giản là bạn đang chém?

Bạn có thể cho thấy việc mình làm?” Thật khó để tin vào người sở hữu một phương pháp bí mật nào đó. Mặc dù đây có thể là một bí kíp cạnh tranh, nhưng nhiều khả năng là người đó chỉ đơn giản là gặp một chuỗi may mắn (nhưng theo thống kê thì sẽ không kéo dài).

Bạn đã dạy phương pháp của mình cho người khác chưa?” Đây là một biến thể của câu hỏi trước. Nếu mọi người đang sử dụng phương pháp này để dự đoán thành công tương lai trong các lĩnh vực khác, thì chúng ta đang thấy một cách tiếp cận đáng tin và hiệu quả để hiểu cách thế giới vận hành.

Mấy quy tắc này chỉ là thay thế cho cách kiểm tra nghiêm ngặt mà hiện nay phổ biến hơn nhiều. Với các dự đoán của ta đã được khắc sâu vào bộ nhớ của Internet và nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết, ta có thể dự đoán tốt hơn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, và xác định xem ai giỏi ai không. Nhưng niềm tin là một động lực mạnh mẽ, được phổ biến rộng, và đôi khi ta phải mất thời gian để nhận ra rằng sự tự tin và âm lượng của ai đó không thể thay thế cho việc nhìn mọi thứ như hiện tại và hiểu cách chúng hoạt động.

Dịch từ nguồn

Lời nguyền của chùm-quả-thấp (low-hanging fruit)

Công ty ra mắt sản phẩm mới, và tìm được những khách hàng hào hứng và sẵn lòng.

Đây là những người-dùng-sớm (early adopter). Bọn lập dị. Những người biết mình có vấn đề cần giải quyết. Những người dễ mua hàng, sẵn sàng xếp hàng để chờ mua.

Và rồi, lời nguyền có thể xuất hiện.

Continue reading

Cuộc trò chuyện (the conversation)

Một tuyên ngôn ngắn về tương lai của tương tác trực tuyến

Thế giới đang thay đổi. Nhanh hơn và đột ngột hơn hầu hết chúng ta mong đợi.

Và, bên cạnh những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe mà khắp nơi đang phải trải qua, nhiều người trong chúng ta đang được yêu cầu nhanh chóng chuyển các cuộc họp và các lớp học lên trực tuyến.

May mắn thay, có những công cụ mạnh và rẻ để làm việc đó. Nhưng thật không may, có nguy cơ rằng chúng ta sẽ tạo ra và chấp nhận một tình trạng (status quo) mới mà thậm chí còn tệ hơn cả tình trạng mà nó thay thế. Continue reading