Mâu thuẫn giả (false contradiction) là một khái niệm trong phương pháp luận Tư duy sáng tạo có hệ thống (SIT – Systematic Inventive Thinking). Đại ý có những tình huống tưởng chừng phải chọn cái này hoặc cái kia, nhưng thực tế có thể chọn cái này và cả cái kia. Tất nhiên không phải mâu thuẫn nào cũng là giả, nhưng số đó rất nhiều và nếu chịu suy nghĩ ta sẽ tìm được lời giải chu toàn.
“Đi học đại học hay đi làm” là một ví dụ của mâu thuẫn giả. Ngày trước, điều này không phải là mâu thuẫn, vì nếu có thể chọn đi học, người ta sẽ đi, bởi lẽ khi học xong chắc chắn sẽ có việc ổn. Thời gian gần đây, mệnh đề này không còn đúng nữa, rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học xong không tìm được việc như kỳ vọng và xứng với tiền bạc và công sức đã đầu tư, cho nên việc lựa chọn trở nên đau đầu hơn. Continue reading →
FUNiX Way – a new approach to online learning with MOOC. Phan Phương Đạt, FUNiX Online University – member of FPT Education. A paper for Int’l Conference on Online Education (ICOE 2019), HCM City Open University, HCM City, 14-15 Mar 2019.
Abstract
There are two problems in online learning with MOOC. First, learners have to wait for teacher’s help when they have questions, it may last days or even weeks, and therefore reduce learners’ motivation. Second, learners may have other difficulties during the course and drop out. FUNiX Way aims to address these issues by introducing instant mentoring and a model for academic and relational support for learners. In FUNiX Online University (a member of FPT Education), we have been using FUNiX Way for 3 years in Software Engineer Undergraduate program with some interesting results. Continue reading →
Mấy hôm nay mình phải viết Hướng dẫn phân loại rác, loay hoay mãi không biết thế nào cho đầy đủ, vì quá nhiều trường hợp khó rạch ròi rác thuộc loại này hay loại khác. Cảm thấy, nếu một người để ý quan sát và có ý thức, thì sẽ quyết định được bỏ rác gì vào đâu mà không cần chỉ dẫn chi tiết.
Phục vụ khách hàng trong siêu thị cũng là loại việc như thế. Rất khó để mô tả hết các tình huống mà nhân viên siêu thị sẽ gặp phải khi phục vụ khách hàng. Chắc vì thế mà công ty Nordstrom đã xây dựng Sổ tay Nhân viên chỉ bao gồm vỏn vẹn có một quy tắc: hãy dùng óc suy xét trong mọi tình huống (ảnh từ nguồn nêu trên) (*).
Vậy óc suy xét (good judgement) là gì? Là trong một điều kiện không thời gian cụ thể, bạn sử dụng hết năng lực trí tuệ của mình cân nhắc các phương án để ra quyết định. Thoạt đầu bạn thu thập tối đa thông tin có thể, rồi tìm các phương án, cân nhắc điểm ưu và nhược của các phương án, hình dung hậu quả, và ra quyết định hành động (hoặc không hành động). Cả quá trình có thể phải kết thúc trong tích tắc, tùy tình huống.
Điểm mấu chốt không phải là việc quyết định của bạn có là tốt nhất hay không (trừ những tình huống liên quan tính mạng), mà là bạn đã thực sự suy xét hay chưa. Có một cách đơn giản để kiểm tra điều này: hãy nhớ và kể lại trình tự ra quyết định, tại sao bạn chọn cái này mà không phải cái kia. Xem lại trình tự đó, có thể kết luận rằng bạn đã sử dụng óc suy xét trong tình huống đó, hoặc là làm cho xong chuyện. Tức là, thái độ của bạn khi tiếp cận vấn đề quan trọng hơn kỹ năng xử lý vấn đề đó.
Có lẽ khái niệm óc suy xét rất gần với khái niệm mindfulness (chánh niệm), vì nếu khi làm một việc mà bạn để tâm vào việc đó thì khả năng suy xét sẽ là tốt nhất.
Đại học FUNiX hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nhưng có điểm chung với Nordstrom là cung cấp dịch vụ cho mọi người với rất nhiều tương tác khác nhau và liên tục. Các Hannah (cán bộ công tác sinh viên) phải theo dõi và “dỗ” học viên trong quá trình học, và phải xử lý rất nhiều tình huống đa dạng giống như nhân viên siêu thị Nordstrom. Do đó, các Hannah cũng chỉ cần một quy tắc duy nhất: hãy dùng óc suy xét trong mọi tình huống dỗ học viên, để hướng tới việc tạo động lực học tập cho họ!
VỚi mỗi người, óc suy xét cũng rất cần khi hành xử trên mạng xã hội, khi ra quyết định có nên tin và share một thông tin nào đó, đồng ý kết bạn với ai đó, hay hỗ trợ chuyển tiền theo đề nghị.
(*) Có bài viết chỉ ra rằng Nordstrom còn có nhiều chỉ dẫn khác cho nhân viên, ví dụ chỉ dẫn khi vào mạng xã hội hay liên quan đến luật pháp. Người viết bài này cho rằng One rule của Nordstrom có tác dụng định hướng, nhắc nhở ở mức thái độ, còn vào tình huống cụ thể (mức kỹ năng) thì nhân viên luôn có thể tham vấn quản lý hoặc đồng nghiệp khác.