Tag Archives: freelancer

Phân loại khách hàng của freelancer


Mục tiêu của bạn là góc nào?

Các đại công ty (industry giants) muốn khối lượng lớn. Họ cần những người làm thuê đúng chuẩn, giá rẻ, bàn giao đều, và ổn định. Họ sẽ không đi tìm những freelancer làm hàng thửa (bespoke), có tính thủ công. Thậm chí không tìm người làm ‘tốt hơn’. Họ chỉ đơn giản là muốn sản phẩm đáp ứng đúng spec, với mức giá tốt nhất. Họ có thể khiến bạn rất bận rộn, và đôi khi có thể trả tiền đúng hạn.

Cũng có một số loài chim hiếm (rare birds), những khách hàng lớn và tiềm năng muốn tìm những freelancer có thể cung cấp cho họ thứ gì đó độc đáo và khó sao chép. Họ biết rằng những gì họ muốn là khan hiếm, và trả tiền thỏa đáng. Số này không nhiều. Nếu bạn tìm thấy một khách hàng như vậy, hãy trân quý.

Còn lại hai loại:

Nói chung, đông nhất là nhóm làm mất thì giờ của bạn (waste of time). Những công ty nhỏ này muốn trở thành (hoặc tỏ ra là) đại công ty, nhưng chỉ đơn giản là muốn giá thật rẻ, trong khi đặt hàng với khối lượng nhỏ và hay đòi thay đổi vào phút cuối. Rõ ràng, freelancer thông minh sẽ tránh xa những khách hàng này, bất kể ý định của họ tốt đẹp đến đâu.

Cuối cùng là hũ mật (sweet spot). Đó là khách hàng muốn bạn, với tất cả sự độc đáo, giá cả và sự kỳ diệu mà bạn có thể tạo ra. Là người trả nhiều tiền và nhận được nhiều hơn thế.

Nếu bạn để ý tìm, bạn sẽ dễ tìm ra họ hơn. Đặc biệt là nếu bạn đang thực sự tạo ra điều kỳ diệu độc đáo.

Dịch từ: Seth Godin. Scale and the small business (freelancer grid)

“Bạn đâu giỏi thế”

Câu này chứa ba vấn đề đối với những người sáng tạo, làm cái mới.

Lần đầu tiên là khi ta bắt đầu, ta không giỏi. Đấy là sự thật. Nếu ai muốn đi tiếp, thì hãy thêm từ “chưa” vào câu.

Chả ích gì nếu giả vờ rằng ta đã tìm ra cách trước khi tìm ra thật. Sẽ phản tác dụng nếu bạn có thái độ cáu kỉnh mong manh khi đối mặt với phê bình. Thực tế là, trong giai đoạn này, “bạn không giỏi đến thế” chính là những gì ta cần nghe, bởi vì nó có thể kèm theo thông tin làm thế nào để tốt hơn.

Lần hai là khi ta đã bắt đầu có kỹ năng và làm ra gì đó có giá trị, một số người sẽ tiếp tục tin rằng ta vẫn không giỏi. OK. Như vậy là họ đang nói với ta điều gì đó về bản thân họ, cũng như những gì họ muốn và cần. Đây là manh mối để ta chuyển sang phục vụ người khác, những người đánh giá và muốn có những gì ta làm. Nhóm khách hàng khả thi nhỏ nhất (smallest viable audience) không phải là một thỏa hiệp lùi bước, mà là một con đường để tiến lên. Hãy tìm những người muốn tham gia, cởi mở và háo hức. Hãy phục vụ họ thay cho những người kia.

Điều nguy hiểm là, khi nghe thấy những lời khước từ trong giai đoạn này, bạn có thể tin rằng mình chẳng làm được gì. Trái ngược với việc nhận ra rằng, chỉ đơn giản là bạn đang nghe nhầm người.

Lần thứ ba là một vòng tròn, một chu kỳ đầy đủ. Bởi vì có thể trên thực tế, ta vẫn chưa giỏi đến mức đó, và chưa có đủ nhiều những người muốn thứ ta làm. Đơn giản là ta chưa đủ tốt cho thị trường này. Vì vậy, ta tiếp nhận sự thật và lại bắt đầu từ đầu. Ta vẫn chưa đủ tốt. Ta chưa thực hành đủ, tìm thấy đủ sự đồng cảm, đủ hiểu thể loại và tìm ra cách đóng góp. Chưa. Ít nhất là đối với nhóm khách hàng này.

Và sau đó, ta trở nên tốt hơn.

Không sớm thì muộn, ba vấn đề này sẽ trở thành ba cột mốc quan trọng trên con đường tạo ra sự khác biệt và làm công việc mà ta tự hào.

Dịch từ Seth Godin. “You’re not that good

Vấn đề của người làm tự do (freelancer)

(The problem for freelancers)

Là làm sao để khách hàng tìm thấy.

Vì không có khách thì không có việc.

Và khách hàng cũng có vấn đề của mình: Tìm ra freelancer thực sự tốt.

Một chợ như Upwork được chờ đợi để giải quyết bài toán hai đầu kinh điển kiểu này. Nhưng bài toán phức tạp đến mức các chợ thường làm cho nó tồi tệ hơn (và thu phí quá nhiều). Continue reading

Khi nào người làm tự do (freelancer) nên bỏ một vụ (gig)?

On quitting a freelancer gig

Có một thứ quan trọng mà freelancer cần làm cho sự nghiệp của mình: xác định khi nào “đuổi” những khách hàng dở. Loại bỏ khách hàng dở là một bước thiết yếu trên con đường tìm khách tốt hơn. Continue reading