Tag Archives: Tâm lý học

Alice Miller, nhà phân tâm học, qua đời ở tuổi 87. Người quy các vấn đề của con người cho hành vi của cha mẹ

Bài cáo phó trên The New York Times, by William Grimes. April 26, 2010.

Alice Miller, nhà phân tâm học, người đã định vị lại gia đình như là nơi khởi nguồn của rối loạn chức năng, với lý thuyết của bà rằng quyền lực và sự trừng phạt của cha mẹ là căn nguyên của hầu hết các vấn đề của con người, đã qua đời tại nhà riêng ở Provence vào ngày 14 tháng 4. Bà thọ 87 tuổi.

Continue reading

Những phân ngành chính của Tâm lý học

Các nhà tâm lý học nghiên cứu tâm trí và hành vi con người như thế nào? Tâm lý học là một lĩnh vực rất lớn, và khó mà diễn tả được độ rộng và sâu của nó. Vì vậy, nhiều phân ngành (branch) chuyên biệt đã được hình thành, nhằm giải quyết các chủ đề cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu về tâm trí, não bộ và hành vi.

Continue reading

Các hướng nghiên cứu của tâm lý học hiện đại

Có nhiều cách tư duy khác nhau về hành vi của con người. Các nhà tâm lý học sử dụng nhiều góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu cách mọi người suy nghĩ, cảm nhận và hành xử.

Một số nhà nghiên cứu tập trung vào một trường phái tư tưởng tư duy cụ thể, chẳng hạn như từ góc độ sinh học, trong khi những nhà nghiên cứu khác có cách tiếp cận đa chiều (eclectic – chiết trung) hơn, kết hợp nhiều quan điểm khác nhau. Không có một góc độ nào là “tốt hơn”, đơn giản là mỗi góc độ nghiên cứu nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau của hành vi của con người.

Continue reading