Giải nghĩa các câu từ St 2:8 đến 2:25 (hết Chương 2 sách Sáng thế)
Continue readingTag Archives: kinh thánh
Giải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.3 – Sáng tạo con người (3)
(Giải thích các câu từ St 1:26 đến 1:31, tức là các tuyên bố của Thiên Chúa về việc sáng tạo ra con người ở cấp độ Bria)
Continue readingGiải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.3 – Sáng tạo Con người (1)
(từ St 1:20 đến 1:24)
Continue readingGiải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.1 – Bóng tối và Ánh sáng
Lời giới thiệu của người dịch
Những chương đầu tiên của Cựu Ước kể về việc Chúa Trời sáng tạo ra thế giới được viết rất cô đọng, với văn phong đặc biệt. Trong các bản chú giải bằng tiếng Việt, độc giả thường được diễn giải ý chính, mà không đi vào chi tiết văn bản. Các tác giả kêu gọi người đọc đi tìm “nghĩa bóng”, bỏ qua “nghĩa đen”, bỏ qua câu chữ của văn bản. Cuốn sách được dịch và giới thiệu dưới đây là một nỗ lực giải nghĩa các chương đầu tiên của Kinh Thánh theo nghĩa đen, theo câu chữ của văn bản tiếng Do Thái.
Continue readingSuy nghĩ đêm Giáng sinh
Kinh Thánh kể rằng, vì ăn quả của cây biết điều thiện và điều ác mà Adam và Eva bị trừng phạt. Tại sao việc biết điều thiện và điều ác lại là tội lỗi? Có nhiều lý giải cho câu chuyện này, và tôi thích nhất là giải thích của Berman, rằng thực ra sau khi ăn quả cây này, Adam và Eva không trở nên “biết điều thiện và điều ác”, mà lại trở nên lầm lẫn giữa điều thiện và điều ác, tưởng là mình biết.
Những bất hạnh của loài người xảy ra không phải vì cái ác có ý thức. Ít khi con người làm điều ác vì yêu điều ác. Ngược lại, con người luôn cảm thấy rằng mình đang làm điều thiện, cho bản thân, con cái, xã hội, lý tưởng, loài người, thiên nhiên và cả thánh thần. Và rút cục thì lại làm điều ác. Vậy là, việc “biết điều thiện” lại khiến con người làm điều ác (thực ra là NGHĨ là biết, tưởng là biết).
Rất nhiều tai họa lớn trong lịch sử đã xảy ra nhân danh điều thiện, nhân danh một “chính nghĩa” nào đó. Không thể lôi kéo một đám đông bằng điều ác, đám đông luôn đi theo điều thiện (cái mà họ, và cả bản thân người thủ lĩnh, tin là thiện). Và khi có “chính nghĩa” trong tay, họ tin rằng có quyền phán xử số phận người khác. Đó chính là lúc họ dễ làm điều ác, cho là phải làm “vì chính nghĩa”. Cho nên mới có câu thơ lúc cuối đời: “những mong xóa ác ở trên đời / ta phó thân ta với đất trời / ác xóa đi thay bằng cực thiện / tháng ngày biến đổi ác luân hồi“.
Hàng ngày, mỗi chúng ta đều hành xử theo niềm tin của mình, rằng mình đang đúng, đang làm điều thiện, với người thân, đồng nghiệp, bạn bè, v.v. Chắc ta chỉ có thể tin như thế nếu thực sự đồng cảm với họ, và sẽ thật tuyệt vời biết bao nếu thấy mình làm vì tình yêu, không phải tình yêu chung chung, mà là với những người cụ thể…
Chúc các bạn một Giáng sinh an lành và nhiều yêu thương!