Tag Archives: văn hóa của tổ chức

Thuyết định hướng giá trị của Kluckhohn F. và Strodtbeck F.

Thuyết định hướng giá trị (value orientation theory) là một lý thuyết được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu liên văn hóa, lần đầu được các tác giả đề cập trong cuốn sách Variations in value orientations năm 1961.

Continue reading

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: lỗi thường gặp

“Thay đổi văn hóa” là giải pháp mà các lãnh đạo hay tìm đến mỗi khi thấy có vấn đề nội bộ nào đó. Thông thường, họ sẽ mời tư vấn đến khảo sát, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị, hoặc mời tư vấn đến giúp xây dựng một “văn hóa mới”. Văn hóa mới này sẽ là một danh sách các giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử, v.v. được viết ra, treo lên, truyền dạy cho nhân viên. Các cá nhân và tập thể sẽ được theo dõi và đánh giá theo các “giá trị văn hóa” đó. Và sau một thời gian tổ chức sẽ tuyên bố thắng lợi hoặc để mọi thứ chìm dần.

Continue reading

Dạy Văn hóa Doanh nghiệp là dạy gì?

Văn hóa của một tổ chức cũng giống như tính cách tâm lý của một người. Nếu không hiểu về tâm lý học mà cứ tìm cách học theo thần tượng này khác thì không ăn thua. Nếu ko hiểu về VHDN (văn hóa doanh nghiệp, hay văn hóa của tổ chức nói chung) mà chỉ nghe kể chuyện về các công ty này khác để học theo cũng ko hiệu quả.

Cách tốt nhất để dạy VHDN là hiểu về cấu trúc và nguyên lý của nó. Sau đó, bạn có thể chiêm nghiệm và áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Cũng như nếu hiểu về tâm lý học, bạn sẽ giúp bản thân và mọi người hiệu quả hơn.

Continue reading

Định nghĩa văn hóa – lý thuyết của Edgar Schein (phần 2/2)

Bài này tiếp tục trình bày tóm tắt (như tôi hiểu) hai chương đầu của cuốn Organizational Culture and Leadership, 5th edition, của Edgar Schein.

Chương 2. Cấu trúc của Văn hóa

Văn hóa nói chung có thể được phân tích ở các cấp độ (level) khác nhau. Cấp độ ở đây được hiểu là mức độ mà người quan sát có thể thấy, từ những thứ rất dễ thấy cho đến vô thức – các ngầm định được coi là DNA của văn hóa. Ở giữa là các niềm tin, giá trị, chuẩn mực và các quy tắc hành xử được tuân theo (espoused – từ này còn được dịch là “đồng thuận”, nhưng tôi dùng từ “tuân theo” bởi vì nó còn được sử dụng cho 1 cá nhân, và khi đó từ “đồng thuận” sẽ thiếu chính xác) mà các thành viên của nhóm sử dụng để mô tả về mình (văn hóa chúng tôi/ chúng ta là thế này thế kia… Chính vì cấp độ này được dùng để kể về bản thân, nên bao gồm toàn thứ tốt đẹp)

Continue reading

Giải thích đơn giản: Lý thuyết hành động (Argyris & Schön’s theories of action)

Các lý thuyết hành động (theories of action) là mô hình do Argyris và Schön đưa ra. Theo đó, các tác giả cho rằng mỗi người đều có trong đầu một “tấm bản đồ” khi lên kế hoạch, thực thi, và xem xét lại hành động của bản thân. Thực tế là, đa số mọi người không ý thức được rằng cái bản đồ mà họ sử dụng khi ra hành động thực ra lại không phải là lý thuyết (các nguyên tắc) mà họ [đinh ninh là] theo. Tức là họ tưởng là mình đang hành động theo những nguyên tắc mà họ tin, nhưng thực tế lại làm khác! (một dạng điểm mù). Hơn nữa, số người biết được cái lý thuyết mà thực ra mình đang hành động theo, còn hiếm hơn. Continue reading