Xem Chương 1.1 – Bóng tối và Ánh sáng.
Từ Bereshit (với chữ cái đầu viết hoa, như nó được viết trong vai trò từ đầu tiên của Torah) chỉ ra sự tồn tại của Kế hoạch ban đầu, chính là lực hoạt động của Sáng tạo. Bằng Kế hoạch này, Ý nghĩ của bản thân này, cái reshit này, Elohim tạo ra Trời và Đất. Nhưng ban đầu, trong Kế hoạch của Ngài, chúng tương quan với nhau như thế nào? Trong bức tranh toàn cảnh về thế giới quan của người Do Thái, có hai truyền thống, hai con đường mang tính toàn cầu đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Một cái khởi điểm từ trường phái giáo lý của Hillel, cái còn lại – từ giáo lý của Shamai. Họ là các nhà hiền triết vĩ đại sống vào cuối thế kỷ 1 trước Công nguyên, và, như chuyên luận “Avot” kể lại, họ đã tiến hành một “cuộc tranh luận nhân danh Đấng Tối Cao.”
Kinh Torah được viết và chia thành các từ là theo nhận thức của chúng ta. Về nguyên tắc, văn bản của Torah có thể được đọc theo một cách khác với chúng ta vẫn thường làm. Các chữ cái của hai từ đầu tiên của Torah, theo nhà thông thái Shamai, không kết hợp thành Bereshit bara, mà thành Bara she itbara – Sáng tạo ra để tái tạo. Đây là ý định của Chúa Trời, theo Shamai. Vị trí trung tâm trong Ý định này thuộc về Trời. Các việc trần thế chỉ quan trọng bởi vì chúng phục vụ Trời. “Trời là ngai của Ta, và đất là bệ dưới chân Ta.” (I-sai-a 66:1). Shamai giảng dạy: đầu tiên, chiếc Ngai được làm, sau đó là bệ để chân. Theo Shamai, Trời được tạo ra trong Ngày thứ hai, và tohu va-vohu của Ngày thứ nhất chính là cái “không có gì”, mà từ đó Chúa tạo ra các thứ.
Còn theo Hillel, Ý nghĩa của sự sáng tạo là Đức Chúa Trời xây dựng Nhà của Ngài. Tohu va bohu theo Hillel là sự khởi đầu của việc tạo ra Trái đất như Nhà của Chúa. Hillel dạy rằng, Trời nghỉ ngơi trên Ngôi nhà trần gian. Và sự hiển hiện của Chúa trên thế giới tương ứng với Ngôi nhà được xây dựng trên Trái đất này.
Có lẽ, trong sự khác biệt này (maklochet) không có cái nào là sai. Sự căng thẳng của một vấn đề không thể được giải quyết rõ ràng vẫn còn mãi. Nhưng một đoạn đời cụ thể phải có một thế giới quan rõ ràng, và chỉ dựa vào một điều. Ngày nay, thế giới Do Thái sống không theo Shamai, mà theo Hillel. Nhưng, trong khi giảng dạy Torah, chúng ta thấy rằng quá trình toàn vẹn của Sáng thế diễn ra theo một vòng cung và có hai nhánh, một đi từ Thiên đường xuống Trái đất và một đi từ Trái đất lên Thiên đường. Ở một thời điểm, cái đầu chuyển thành cái sau. Câu chuyện của sáu ngày Sáng thế được dẫn dắt theo nhánh đầu tiên, từ Thiên đường đi xuống Trái đất.
Mỗi giai đoạn tiếp theo trong sáu Ngày Sáng thế sẽ tổng kết giai đoạn trước, và không thể thiếu nó. Trạng thái hỗn loạn và bối rối (tohu) vào ngày Sáng thế đầu tiên được chuyển thành trạng thái khosheh al pnei tehom – bóng tối chống lại vực thẳm. Vực thẳm nguyên sơ, tehom, chứa đầy tiền vật chất đang tiến đến sự mở rộng vô hạn, được thuần hóa bởi sức mạnh của choshekh – Bóng tối. Vào ngày Sáng thế thứ hai, vực thẳm được thuần hóa này được biến đổi.
Sự sáng thế được thực hiện bởi các Lời của Thiên Chúa: Vayomer Elohim, “Thiên Chúa phán.” Từ vayomer (và đã nói) trong ngôn ngữ của Torah luôn có nghĩa là nói với ai đó. Lời đầu tiên đã mang ánh sáng vào thế giới, và hướng đến Nguồn Ánh sáng, tức là Chính Ngài. Lời thứ hai, Lời của Ngày Sáng thế thứ hai, thì đã là hướng đến Ánh sáng Nguyên thủy.
St. 1:6
Vayomer Elohim yehi rakia betoch hamayim vyhi mavdil beyn mayim lamayim.
God said, ‘There shall be a sky in the middle of the water, and it shall divide between water and water.’
Thiên Chúa phán:“Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.”Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước.
Rakia có nghĩa là bề mặt của một thứ gì đó và là ranh giới ngăn cách, tức là một bước tiết lộ thêm về sự bắt đầu của phân chia trong Thế giới. Rakia ngăn cách các thế giới khác nhau, bao gồm ngăn cách thế giới vật chất và thế giới tâm linh. Cả Trái đất, Vũ trụ gần và toàn bộ Vũ trụ của chúng ta đều có rakia của mình. Vào Ngày thứ Hai, rakia được thành lập “bên trong vùng nước” – vùng nước đã được biết đến, với mạo từ xác định (hamaim) – vùng nước của tehom, của vực thẳm nguyên sơ. Rakia này, không phân chia theo không gian mà theo bản chất của nước, được tạo ra bởi Ánh sáng mà Lời Thiên Chúa hướng đến. Dưới ảnh hưởng của ánh sáng và với sự trợ giúp của rakia, các vùng nước của tehom được chia thành một số “vùng nước và vùng nước”, maim la maim, không có mạo từ xác định. Trong câu tiếp theo, những vùng nước đồng nhất này biến đổi thành các vùng nước khác nhau: ha maim ở trên ha rakia và ha maim ở dưới ha rakia – vùng nước “trên” và “dưới”. Sự phân chia thành các vùng nước được tạo ra bởi một rakia xác định (với mạo từ xác định ha).
Quá trình Sáng thế được phân chia, nén lại, cá thể hóa. Một quá trình đã được khởi động, theo đó “nước” đi xuống (tới Trái đất hoặc rakia), cho đi gì đó, và đi lên trở lại. Cả rakia và Trái đất đều nhận được để cho đi. Sự phân chia trong Sáng thế là cần thiết cho việc nhận và cho này. Tất cả trong Thế giới được phân chia: nhận và cho. Thế giới của chúng ta được tạo ra và hài hòa bởi điều này.
Tất nhiên, “vùng nước” của Lời Ngày thứ hai không thể được hiểu theo nghĩa đen. Ngôn ngữ Torah có tính liên kết hữu cơ. Shamaim (trời, trên trời) được kết hợp với sa maim (mang nước), với sham maim (nước ở đó), với shem maim (tên của nước), và cuối cùng, với esh maim: lửa-nước; “lửa” là quyền năng của Ngài, “nước” là phước lành của Ngài. Trời là khu vực của Sáng thế, mà ở đó “nước” và “lửa” tồn tại như một thể duy nhất. Bản thân ngôn ngữ chỉ ra sự gần gũi của các khái niệm về Trời và nước.
Trong tiền thế giới siêu vật chất, rakia đã tạo ra sự tách biệt thiết yếu của các “vùng nước”. Vùng nước dưới là yếu tố vật chất nguyên thủy hình thành từ tohu, chất nền của nó, từ đó Trái đất được hình thành. Vùng nước trên là vùng nước của “thiên đường”, chứa bohu, có tiềm năng chứa phước lành thiên đường từ Thánh linh của Đấng Tạo Hóa, mà nếu thiếu nó thì những thứ hiện hữu không thể tồn tại (Trong thực tại nơi trần thế, nơi mà các quá trình của thế giới tâm linh được chiếu lên, cũng có những “nước từ trời” khác nhau, những cơn mưa khác nhau: mưa geshem, nuôi dưỡng đất bằng hơi ẩm từ khí quyển, và mưa matar, mà những dòng nước của nó làm sạch và khôi phục linh hồn, mang theo sự nhân từ. Trong những nước này có linh hồn của Đấng Tạo Hóa – ruach Elohim. Mưa matar được tưới xuống không phải bởi các quá trình tự nhiên trên Trái đất.
St. 1:8
Vayikra Elohim la-rakia shamayim vayehi-erev vayehi-voker yom sheni.
God named the sky ‘Heaven.’ It was evening and it was morning, a second day.
Thiên Chúa gọi vòm đó là “trời”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.
Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì.
Vào Ngày thứ nhất, đất và trời hòa vào nhau. Vào Ngày thứ hai, trái đất được khu biệt hóa, tách ra từ Sáng thế, có biên giới phía trên của nó, rakia của nó. Thiên Chúa sai khiến rakia thực hiện chức năng của trời đối với trái đất – là vòm trời của nó. Trong thế giới mà chúng ta quen thuộc, vòm trời cho phép các bức xạ khác nhau của Vũ trụ xuyên qua nó đi xuống Trái đất và khúc xạ chúng – nếu không, những sinh vật sống không thể sử dụng được “ánh sáng” này. Trong thực tại tâm linh cũng tương tự như vậy. Bầu trời Tâm linh mà Ánh sáng đi qua, thực tế không phải là Trời của Ngài, mà là rakia của Trời, qua đó Ánh sáng của Ngài đến với chúng ta. Trên con đường của Ánh sáng Nguyên thủy đến với chúng ta, một trở ngại nào đó đã được thiết lập, được tạo ra bởi Ánh sáng, nhưng hạn chế ta nhận được Ánh sáng này.
“Liền có như vậy” asher me’al larakia vayehi-chen (St. 1:17)
– nghĩa là, như nó đang tiếp tục như vậy, như bây giờ. Chen (như vậy) là cái không thay đổi.
Vào Ngày Sáng thế thứ hai, Đất và Trời đã được phân chia và xác định. Ngày thứ hai là Ngày chia tách, và do đó không được nói là ki tov, điều đó là tốt lành. Phía dưới đã được ngăn cách với phía trên, nhưng công việc chưa hoàn thiện.
Ngày Sáng thế thứ ba chỉ liên quan đến Đất ở dưới thấp, bị giới hạn bởi vòm trời.
St. 1:9
Vayomer Elohim yikavu hamayim mitachat hashamayim el-makom echad vetera’eh hayabashah vayehi chen.
God said, ‘The waters under the heaven shall be gathered to one place, and dry land shall be seen.’ It happened.
Thiên Chúa phán: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra.” Liền có như vậy.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy.
Ở đây không nói về việc thu thập nước vào trong một lưu vực. Từ yikavu được sử dụng để chỉ tính chất của nước phía dưới luôn chảy và tụ lại ở một nơi. Được bao bọc bởi vòm trời chắc ban đầu, những dòng nước bay lượn của tehom theo lời của Đấng Tạo Hóa bỗng ào ạt đổ xuống ngay lập tức, tuôn ra trong một trận mưa vũ trụ và tụ lại bên dưới. Như vậy, trong không gian của vùng nước dưới đã hình thành các khu vực đại dương (nước), bầu trời (không khí) và đất liền (đất).
St. 1:10
Vayikra Elohim layabashah erets ulemikveh hamayim kara yamim vayar Elohim ki-tov.
God named the dry land ‘Earth,’ and the gatherings of water, He named ‘Seas.’ God saw that it was good.
Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “đất”, khối nước tụ lại là “biển”. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Đất vào Ngày Sáng thế thứ ba thu hẹp hơn nữa – để biến thành đất liền. Sau đó sự tích tụ nước của đại dương trên thế giới bị chia thành các biển, cắt đất liền thành các lục địa, hình thành nên nhiều đới khí hậu và địa lý đa dạng. Các khu vực sinh sống khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tương ứng của các sinh vật tương lai trên Trái đất.
“Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp”
– tốt cho Ý định của Ngài, cho mọi sinh vật và hơn hết là cho con người, kẻ sẽ phát triển, sinh sống ở các vùng khác nhau trên Trái đất.
Lời tiếp theo của Thiên Chúa, giống như Lời trước, hướng đến Đất và ra lệnh cho nó sinh ra cây cỏ (tadshe). Đất thực hiện Lời này, nhưng theo cách của mình. Hãy so sánh mệnh lệnh của Thiên Chúa đối với đất đất trong câu 11, và kết quả thực hiện của Đất trong câu 12.
St. 1:11–12
Vayomer Elohim tadshe ha’arets deshe esev mazria zera ets pri oseh peri lemino asher zar’o-vo al-ha’arets vayehi-chen.
Vatotse ha’arets deshe esev mazria zera leminehu ve’ets oseh pri asher zar’o-vo leminehu vayar Elohim ki-tov.
God said, ‘The earth shall send forth vegetation. Seedbearing plants and fruit trees that produce their own kinds of fruits with seeds shall be on the earth.’ It happened.
The earth sent forth vegetation, plants bearing their own kinds of seeds, and trees producing fruits containing their own kinds of seeds. God saw that it was good.
Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống.” Liền có như vậy.
Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy.
Đất sanh cây cỏ: Cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Elohim ra lệnh cho Đất mọc lên:
- cỏ một năm – deshe
- cỏ lâu năm, mọc lên trên Trái đất và gieo hạt trên đó – esev mazria zera
- cây (ets) quả (pri) tạo ra quả (oceh peri) theo giống của nó (lemino), hạt giống ở trong nó (asher zar’o-vo) trên đất (al-ha’arets). Đây vẫn chính là sơ đồ phân chia và nhận-cho như ở trên.
Đất sinh ra từ bản thân (totse):
- cỏ một năm deshe
- cỏ mang hạt (esev mazria zera) theo giống của nó (leminehu);
- cây kết trái (ets oceh pri), hạt trong nó (asher zar’o-vo) theo giống của nó (leminehu).
“thì có như vậy” – như đang có bây giờ, nhưng không hoàn toàn như được yêu cầu trong Lời thứ tư của Thiên Chúa.
Đất đã sinh ra từ trong mình cây cối kết trái – các cây đó mọc thân và cành, nở hoa, thụ phấn, kết trái và chín, mang trong mình hạt tùy theo giống hạt. Còn mệnh lệnh cho Đất là phát triển “cây dạng quả”, một loại cây-kiêm-quả, mà phần mọc lên cũng là phần quả ăn được, bản thân nó là quả tùy theo giống cây, hạt giống của nó ở trên đất (chứ không phải ở trong quả trên cành). Một cây-kiêm-quả được hình thành như vậy có cần ra hoa và thụ phấn không? Nó có chết khi quả và hạt chín không? Câu này phải hiểu thế nào: “hạt giống ở trong nó trên đất”? Tại sao trái cây, chứ không phải hạt, phải là “theo giống”? Làm sao cây có thể sống sót, nếu phần thân chính của nó mang hương vị trái cây và sẽ được ăn? Có rất nhiều câu hỏi … Nhưng Đấng Tạo Hóa đã nhìn thấy những gì Đất tạo ra và thừa nhận rằng “điều đó là tốt lành”, nghĩa là tương ứng với Ý định của Ngài. Do đó, xu hướng của Sáng thế, được Đất thực hiện, về cơ bản là đúng. Sẽ rất tuyệt nếu nắm bắt được xu hướng sâu sắc này trong Sáng thế.
Nhưng trước tiên, chúng ta hãy nghĩ xem, làm sao Đất lại có thể không tuân theo Lời Thiên Chúa? Nhờ đâu mà nó có tự do như vậy?
Đấng Tạo hóa không tạo ra vật thể, sự vật hay các hạt, mà là những chừng mực và định luật chi phối các vật thể, sự vật, hạt. Trái Đất không phải là đất sét, mà là Lời của Đức Chúa Trời được vật chất hóa, tức là một thực thể tâm linh riêng biệt và do đó, ở một mức độ, là độc lập. Không thể nói rằng nó là một “sinh vật”; nó, như người ta nói, là domem, câm lặng. Nhưng người ta có thể hướng về nó, có thể giao tiếp với nói. Trái Đất nghe, nhận thức, phản ứng. Tất nhiên, nó không có quyền tự do để không vâng lời Thiên Chúa như con người, nhưng có khả năng chủ động nhận thức những tín hiệu tâm linh mạnh mẽ, để nắm bắt xu hướng của Lời theo cách riêng và thực hiện nó theo sự hiểu biết mình. Trái Đất không phải là một cỗ máy hay một công cụ, mà là một thực thể tâm linh có khả năng thực thi. Nó không thể không thực hiện Lời Thiên Chúa, nhưng có khả năng thực hiện theo cách của mình.
Trái Đất đã làm gì? Nó đã thực hiện thêm một phép chia tách, tách quả của cây ra khỏi chính cây, biến cái cây tự chín như quả có hạt thành cây sinh quả, trên đó quả được hình thành, chín và rụng. Trong trường hợp đầu tiên, để cây có thể tái sinh trở lại, rất có thể nó phải chết. Trong trường hợp thứ hai, cây, tái sinh bản thân thông qua quả, vẫn sống và có thể ra quả nhiều lần. Từ quan điểm thiên nhiên, điều này là hợp lý hơn. Nhưng đối với chúng ta điều này không quan trọng, mà quan trọng là nguyên tắc sinh sản đã thay đổi, theo đó cây bố mẹ sống cùng lúc với cây con.
Cây-kiêm-quả có nghĩa vụ chỉ làm công việc tự chín như một trái cây. Còn cây cho ra quả thực hiện tất cả các công việc sinh hạt theo sơ đồ sau: sinh trưởng – thụ thai – chín – sinh con. Rõ ràng kế hoạch này, ý tưởng này đặc biệt quan trọng trong Tư tưởng Sáng thế. Đây là chiến lược thần bí của sự tăng trưởng và kết trái: cây mẹ tiếp tục sống, lớn lên, ra hoa, kết trái và trái của nó, khi chín, phải rụng để bắt đầu một cuộc sống độc lập mới – cuộc sống của một cái cây mới … Chúng ta sẽ còn nhớ đến nguyên tắc này nhiều lần.
Một ý chí tự giác khác của Trái Đất là việc nó sinh ra cỏ mang hạt tùy theo giống của mình. Vì vậy, Trái Đất đã mở rộng luật lemino cho mọi thứ sinh hạt.
Định luật lemino, tức là quy luật phân tách và không trộn lẫn của các loài vốn có trong tự nhiên, là một trong những quy luật cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất. Sinh vật càng ở bậc cao, hạn chế của nó đối với “min”, loài, giống lại càng chặt chẽ. Luật lemino cũng có giá trị đối với đời sống tinh thần. Bất kỳ sinh vật nào, kể cả con người, chỉ có thể phục vụ Thiên Chúa một cách toàn vẹn nếu nó tuân thủ luật lemino, không vượt ra ngoài ranh giới của giống được chỉ định cho nó. Một trong những nguyên nhân chính của Đại hồng thủy là luật lemino đã bị vi phạm trên Trái đất. Theo một nghĩa nào đó, Torah là luật lemino dành cho Israel.
Con người cảm thấy, dường như họ cải tạo thiên nhiên khi lai các loài cỏ, cây cối, động vật. Bằng cách này, tất nhiên, họ đạt được mùa màng lớn hơn, hoặc hương vị đặc biệt, hoặc thay đổi trong các tính chất nhất định của động vật. Nhưng, theo đuổi các mục tiêu thực dụng và vi phạm luật lemino, con người hiện đại không nhận thức được rằng họ đang làm hỏng thân xác của Trái đất, bao gồm cả thân xác của chính mình. Luật lemino là nền tảng hơn bất kỳ luật môi trường nào, và các vi phạm luật này rất có thể cũng đem đến hậu quả có tính nền tảng. Loài người sẽ còn cần làm rõ điều này.
Với con người, luật lemino được ban cho họ như cho một sinh vật có ý chí tự do. “Min” trong tiếng Do Thái không chỉ là “giống loài” mà còn là “giới tính” và “tình dục”. Những điều cấm kỵ của con người theo luật lemino là những điều cấm kỵ về tình dục.
Sự tự quyết của Trái Đất không thể không gây ra những hậu quả tiêu cực ngoài ý muốn. Sau khi mở rộng nguyên tắc sinh sản của thế giới động vật sang thực vật, Trái Đất qua đó đã đưa bản chất ham muốn tình dục (libido) vào cơ sở sinh học của mọi sinh vật. Tính không thể vượt qua của bản chất này được con người cảm nhận rõ rệt. Nhưng sự gia tăng ham muốn tình dục libido rõ ràng là nguy hiểm cho tất cả Tự nhiên. Đó là lý do tại sao luật lemino không chỉ được mở rộng và tăng cường bởi Trái Đất, mà còn được đưa vào sâu bên trong hạt, ở trong trái cây và trở nên theo giống của nó.
Vào chiều Ngày thứ ba, Trái Đất co lại thành đất liền và phân chia ra thành nhiều nơi. Vào buổi sáng của Ngày thứ ba, Trái Đất sinh ra từ bản thân hệ thực vật, hoàn thiện thành một môi trường sống, chuyển sang một dạng tồn tại mới và cao hơn.
Bằng cách khẳng định những gì đã được sáng tạo ra hoặc dựng nên bởi Ngài, Đức Chúa Trời thấy rằng “điều đó là tốt lành”. Điều đó không có nghĩa là không có khiếm khuyết trong những Ngày Sáng thế. Mỗi Ngày của Sáng thế đều có tổn thất riêng, nhưng tổn thất này được Đấng Tạo hóa cho phép, và được bao gồm trong toàn bộ bức tranh của Sáng thế dẫn đến con người: tốn thất của Sáng thế hoạt động hiệu quả để con người hoàn thành mục đích của mình. Từ quan điểm này, có thể thấy tổn thất do Trái đất gây ra ở Ngày thứ ba.
Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao như những thực thể tâm linh được tạo ra vào Ngày đầu tiên hoặc Ngày thứ hai của Sáng thế. Vào Ngày thứ ba, chúng được cố định vào rakia của Trời. Vào Ngày thứ tư, một số thực thể (hay là sinh vật sống?) này thích nghi với Trái Đất, vật chất hóa và trở thành “vật phát sáng”, meorot.
Từ meot không có nghĩa là nguồn ánh sáng và không phải bản thân ánh sáng, mà là cái phát ánh sáng khi nhận nó từ bên ngoài, từ một nguồn phát sáng. Meorot giả định sự gắn ánh sáng vào các vật thể phát sáng, và sự truyền ánh sáng qua chúng. Các thiên thể nhận được Ánh sáng từ Thiên đường và, với tư cách là trung gian hoặc dẫn đường, cung cấp Ánh sáng vốn đã suy yếu cho Trái Đất, chiếu sáng nó.
Trong Torah không nhắc tới việc các thiên thể này có chức năng siêu việt gì của riêng mình với tư cách là những sinh vật tâm linh, và chắc không phải là mối quan tâm của chúng ta. Đối với chúng ta, quan trọng là chức năng của chúng đối với Trái Đất. Chúng ta nhìn thấy bầu trời đầy sao phía trên ta, như dấu hiệu cho chúng ta biết về Ngài. Các thiên thể thiết lập thời hạn và thời điểm cho cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa và con người trong thời gian. Bản thân thời gian đã có trong Sáng thế Ngày đầu tiên, cùng với làn sóng thủy triều lên xuống của Ánh sáng và Bóng tối. Vào Ngày thứ tư, với sự trợ giúp của các thiên thể, chu kỳ thời gian vật lý trên trái đất được tạo ra: năm, tháng, ngày.
St. 1:14
Vayomer Elohim yehi meorot birekia hashamayim lehavdil beyn hayom uveyn halaylah vehayu leotot ulemoadim uleyamim veshanim.
God said, ‘There shall be lights in the heavenly sky to divide between day and night. They shall serve as omens [and define] festivals, days and years.
Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm;
Từ meorot được viết trong câu 14 dưới dạng tắt (không có chữ vav), và ở dạng này mang ý nghĩa của một cái gì đó không thiện và ghê gớm. Meorot chi phối thời gian vật lý và chứa trong chúng sức mạnh tàn khốc của thời gian, thời gian đã hình thành và không thể thay đổi. Đây là tổn thất của Ngày thứ tư của Sáng thế.
Có một mối liên hệ giữa chủ đề của Ngày thứ tư và chủ đề của Ngày thứ ba. Công việc tự nhiên của một cái cây, liên tục “kết trái chứa hạt”, là đầy đủ hơn, phức tạp hơn và đa dạng hơn so với công việc của một cái cây-kiêm-quả. Cây sinh quả, cũng như tất cả các sinh vật được tạo ra sau này, sinh hoa kết trái, cần có thời của mình và khoảng thời gian nhất định của mình, những khoảnh khắc và thời hạn của nó để đi qua toàn bộ chu kỳ sinh sản con cái. Chu kỳ này được bao gồm một cách cứng nhắc trong chu kỳ của thời gian trần thế, được chứa trong nó và được đánh dấu bởi nó. Thời gian sống được ấn định cho mọi thứ phát triển, nhưng điều này là chưa đủ: tất cả các giai đoạn tăng trưởng và công việc khi sống được xác định trên biểu đồ khoảng cách thời gian của bất kỳ cây hoặc động vật sống nào theo luật lemino, và nó cần phải nằm trong khoảng này. Tất cả các sinh vật sống, tùy giống, đều được đưa ra một lịch trình chuẩn của cuộc sống. Và không thể đi chệch khỏi lịch trình này. Có lẽ bằng cách đó, sự năng động tối đa của đời sống của các sinh vật trần thế đạt được trong các điều kiện của thời gian vật lý.
Mô hình tăng trưởng chiến lược là giống nhau trong sự thống nhất của toàn bộ Sáng thế. Vì vậy, tất cả những gì đã nói không chỉ đúng với cơ thể sống, mà còn đúng cho linh hồn và cho linh khí sống trên Trái Đất. Tất cả các linh hồn, đặc biệt là linh hồn con người, được ấn định một thời gian biểu cho cuộc hành trình của cuộc đời. Linh hồn, cũng như cơ thể, không thể bị ngăn phát triển. Đây là luật cho cơ thể và mục đích của linh hồn và tinh thần con người. Mỗi độ tuổi của cơ thể tương ứng với sự viên mãn trưởng thành về tâm hồn, cần phải đạt được. Và càng đi xa trong cuộc sống, thời gian càng bị dồn nén. Trong quá trình hoàn thành mục đích của mình, linh hồn không thể dừng lại, tụt hậu hoặc không đáp ứng được thời hạn. Ra khỏi hành trình tức là không thực hiện được mục đích của mình. Trong sự dồn nén của thời gian vật chất này và sự gắn chặt của nó với lịch trình phát triển tinh thần của linh hồn, là kịch tính của đời sống tinh thần của chúng ta, diễn ra trong sự căng thẳng liên tục, ở giới hạn sức lực và khả năng của con người, luôn có nguy cơ không kịp, không đạt được trong cuộc sống. Nhưng chúng ta sẽ không phản đối. Sau khi hoàn thành công việc sáng thế của Ngày thứ tư, Đức Chúa Trời đã xác nhận nó: ki tov – điều đó là tốt lành (St. 1:18).
Pingback: Giải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.1 – Bóng tối và Ánh sáng | Phan Phuong Dat