Bài viết của Vineet Nayar, nguyên CEO công ty phần mềm HCL Tech – hiện đang đứng vị trí #8 trong số các công ty IT Services trên thế giới và có chi nhánh ở Việt Nam. Ông Nayar là tác giả cuốn “Employees First, Customers Second” rất nổi tiếng. Tôi dịch từ maverick là “leng keng” do lấy cảm hứng từ chiến lược của FPT. Theo đó, FPT muốn có những lãnh đạo “leng keng”, dám thử làm những thứ không tưởng, để tạo ra những bước nhảy vượt bậc cho tập đoàn.
Continue readingCategory Archives: Dịch
Benito Mussolini. Học thuyết của chủ nghĩa phát xít
Giới thiệu. Ngày nay đa số mọi người chỉ biết đến chủ nghĩa phát xít một cách mơ hồ, liên quan đến bóng ma của chế độ Hitler, của nước Đức thời đảng Quốc xã. Nhiều người cũng đánh đồng chủ nghĩa phát xít vốn xuất thân ở Ý với chủ nghĩa quốc xã (nazism) của Hitler, trong khi nazism thực chất là một hình thức của chủ nghĩa phát xít. Nhà văn Ý Umberto Eco có bài phân tích chi tiết về việc tại sao người ta lại hay dùng chữ phát xít để nói về tất cả các chế độ và tư tưởng liên quan, và chỉ ra 14 dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít (xem bản dịch tiếng Việt).
Muốn ngăn chặn sự trở lại của chủ nghĩa phát xít (có thể là dưới một tên gọi mới, thậm chí dưới danh nghĩa chống phát xít), chúng ta cần hiểu rõ nó, để có thể nhìn ra và có những hành động sớm để chặn đứng từ trong trứng nước, bất kể chiêu bài của chúng là gì. Do đó, chúng ta nên đọc bài viết này của cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, Benito Mussolini.
Continue readingTám luận điểm dối trá của tuyên truyền Nga
Một năm trước, quân đội Nga đã tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraina từ nhiều hướng: phía bắc – từ lãnh thổ Belarus, phía đông – từ cái gọi là “LPR” và “DPR” và phía nam – từ Crimea đã bị sáp nhập. Vladimir Putin gọi đây là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhiệm vụ chính là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraina. Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã ghi nhận 18.657 thương vong trong dân thường Ukraine: 7.110 người chết và 11.547 người bị thương. Đây chỉ là những con số được xác nhận, thiệt hại thực tế chắc hẳn là lớn hơn nhiều.
Tuyên truyền đã trở thành một trong những vũ khí chính của chế độ Putin trong cuộc chiến với Ukraina – nó đã tỏ ra vô cùng hiệu quả cả trong và ngoài nước. Tuyên truyền có một số luận điểm được yêu thích đã trở thành meme (nhưng đối với một số người, đó là chân lý phổ biến). Chúng ta sẽ phân tích tại sao những luận điểm này là sai.
Continue readingDán nhãn cho các Thế hệ là việc vô nghĩa. Đã đến lúc vứt bỏ chúng
Lời người dịch: các nhãn thế hệ (kiểu Millenian, Gen Z) được sử dụng ngày càng nhiều trong việc mô tả, đánh giá và hành xử với mọi người, kể cả ở VN. Khi tìm hiểu về vấn đề này, tôi thấy một số quan điểm phản đối cách dán nhãn như vậy, mà tôi cho là có lý. Dưới đây là một bài như vậy (link), đăng trong mục Quan điểm của tờ The Washington Post, ngày 7/7/2021. Bài gốc có nhiều link.
Cuối bài này, tôi dẫn thêm một số nguồn khác cùng quan điểm.
Đọc: “Chính trị và tiếng Anh” của George Orwell
Trong bài luận ngắn “Politics and the English Language” viết năm 1946, Orwell nêu quan điểm rằng ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi những mưu đồ chính trị, vì các nhà chính trị, nhất là độc tài, sử dụng ngôn ngữ tù mù khó hiểu để che giấu những mục đích thật của mình, để đánh lừa người nghe. Và ngược lại, khi mọi người quen nghe loại ngôn ngữ này, thì sẽ máy móc sử dụng nó, và tiếp tay cho việc hủy hoại ngôn ngữ, gây khó cho việc biểu đạt sự thật. Đến khi viết tiểu thuyết 1984 (xuất bản 1949), Orwell đã đặt tên cho loại ngôn ngữ bị bóp méo này là newspeak (bản dịch tiếng Việt dịch là “ngôn mới”).
Continue readingLời nguyền kiến thức (knowledge curse) gây hại khi bạn viết
Nếu bạn hay viết, có lẽ bạn là một kẻ-biết-tuốt (know-it-all).
Không phải theo kiểu một đứa trẻ 6 tuổi quen bắt nạt nói những câu như: “Bố tao biết về máy tính nhiều hơn bố mày,” hay một đứa 16 tuổi hay bắt nạt nói: “Tao sẽ là người vào Harvard chứ không phải bọn học trường công vớ vẩn như mày”.
Những người viết trở thành kẻ-biết-tuốt là vì công việc chúng ta làm. Thử nghĩ mà xem: với mỗi câu chuyện, bài báo hoặc bài blog mà bạn viết, bạn dành nhiều phút — đôi khi thậm chí hàng giờ — để đọc. Bạn cũng có thể phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này — cho đến khi bạn hiểu đủ rõ về chủ đề để có một cuộc trò chuyện trí tuệ về chủ đề đó.
Continue readingMê Cung Ảnh (10/10)
11
Chúng tôi uống cà phê. Tôi không thích công thức của cô gái ở Rostov. Nhưng thật lạ là tôi lại có thể phân biệt được mùi vị.
– Đây không phải thứ dành cho dân ghiền, – Kẻ-không-may nói, đẩy tách cà phê ra xa. – Chắc là như vậy.
– Cậu cảm nhận được mùi vị?
– Đúng.
– Bằng cách nào? Mùi vị trong không gian ảo chỉ là ký ức về những thứ mà chúng tôi đã thưởng thức trong đời thật! Nếu cậu không phải người thì…
Mê Cung Ảnh (9/10)
110
Thật thích thú khi đi trên đường mùa đông nếu trước đó đã có cả một đội quân đi qua.
Tuyết bị nện chặt, không thể đi nhầm được.
Và khắp nơi vương vãi các dấu hiệu nhỏ của một lối sống ồn ào, buồn chán và vô nghĩa.
Cây thông cắm đầy mũi tên. Hoặc các thiên thần bắt gặp một tên do thám, hoặc đã có một cuộc tranh cãi xem mắt ai tinh hơn, tay ai cứng hơn… Chắc là giả thuyết thứ hai.
Continue readingMê Cung Ảnh (8/10)
10
Trong đám tuyết dày của ngăn đá tôi tìm thấy một cái xúc xích đóng băng. Trong số đồ hộp, chỉ còn sót lại một hộp cá mòi, được mua hoặc trong giai đoạn hết sạch tiền, hoặc trong lúc buồn chán.
Buồn ngủ muốn chết, nhưng tôi vẫn hâm cái xúc xích đáng thương, lấy con dao mở hộp, đặt trước mặt hai chai bia Urquel. Bữa tối dưới ánh nến, nến đang cháy trên màn hình máy tính. Screensaver vừa bật lên. Tiếng vọng lách tách từ mũ rất hợp cảnh.
Continue readingMê Cung Ảnh (7/10)
110
Trên bậc rất gió. Cái buồng nhỏ bằng sắt của trò chơi “Những ngọn núi Mỹ” kêu rít lên, lắc lư như sắp rơi ra khỏi đường ray đang treo lơ lửng trên đầu Kẻ-không-may.
Tuyệt, lại thêm một cách chết nữa được phát hiện ra.
– Ê! – tôi kêu và tiến lại gần. – Tớ đây!
Kẻ-không-may ngẩng đầu lên. Có thể đó là dấu hiệu tốt lành.
Continue reading