Làm việc và học tập “thành tiếng”

Lời người dịch: một cách học tập rất tốt, nhất là với những nhóm làm việc mới, là làm và học “thành tiếng” (work & learn out loud). Đó là chia sẻ với mọi người mình đang làm gì, kết quả thế nào, tại sao làm thế, đang có câu hỏi gì, v.v. đồng thời lắng nghe những điều tương tự từ đồng nghiệp. Quan trọng là không chờ đến khi “chắc chắn” mới nói (đồng nghĩa với việc chẳng bao giờ mở mồm nếu không bị ép), không sợ bị chê, không ngại khi nói “tôi không biết, tôi đang bí, tôi mới làm đc chừng này, v.v.”. Với tâm lý sợ sai, sợ bị chê mà nền giáo dục đem lại, thật khó tạo ra văn hóa out loud này trong các nhóm làm việc người Việt. Đừng làm việc trong im lặng (trừ phi bạn làm việc mờ ám), hãy chia sẻ nhiều, chia sẻ thừa hơn mức cần thiết. Dưới đây là bản dịch bài viết của Harold Jarche.

Làm việc thành tiếng (working out loud – WOL) là một cách để đảm bảo người khác biết bạn đang làm gì, và để bạn ý thức được về công việc của chính mình. Tức là bạn có chánh niệm (mindful) về công việc của mình, và về việc nó có thể ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Nhưng bản thân WOL sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu bạn không có thời gian để suy ngẫm, để học. Học thành tiếng (learning out loud – LOL) đưa bạn đến một cấp độ khác, một cấp độ có vẻ còn bấp bênh hơn: đó là việc chia sẻ những ý tưởng còn chưa chín (half baked) của bạn với mọi người. Nhưng những ý tưởng này, kết hợp với những ý tưởng khác theo thời gian, có thể tạo ra một mạng lưới innovation bền bỉ.

WOL kết nối chúng ta với cả hai tư cách: là chuyên gia và con người. Đó là một hoạt động mang tính xã hội cao. Nó cũng phơi bày chúng ta, vì vậy nó đòi hỏi sự tin tưởng. Mặc dù ta có thể nhận được những ý tưởng thú vị từ các network không chính thức của mình, ví dụ mạng xã hội, nhưng ta vẫn cần một không gian tin cậy để kiểm thử mọi thứ. Một nơi để thử nghiệm những ý tưởng mới thường là mắt xích bị thiếu giữa công việc và giải trí. Chúng ta có thể thấy gì đó thú vị khi vào mạng xã hội vào ban đêm, nhưng khi đến giờ làm, thì không có cách nào dễ dàng để tạo kết nối. Trong công việc ta phải luôn tập trung. Ta có thể có cơ hội trò chuyện nhanh trong bữa trưa, nhưng phần lớn thời gian là để tập trung hoàn thành công việc.

Minh họa từ nguồn

Mặc dù có một số cách để thực hành WOL tại nơi làm việc, nhưng sẽ chẳng ăn thua nếu nó không kết nối ngoài nơi làm việc. Khi đó, WOL chỉ là tiếng vọng. Khi không thể thử nghiệm ý tưởng trong một không gian đáng tin cậy, làm thế nào để ý tưởng của một cá nhân có thể chuyển thành sáng kiến mới? Chúng ta cần những người khác giúp. Ta phải thử nghiệm các ý tưởng cùng nhau, nhưng không phải dưới sức ép của các deadline dự án. Giúp tạo ra không gian, chẳng hạn như các cộng đồng thực hành (community of practice), là bước đầu tiên cần thiết để tạo ra WOL, và quan trọng nhất là gặt hái lợi ích từ nó.

Làm việc và học hỏi thành tiếng (WLOL) là phần không thể thiếu của việc làm chủ tri ​​thức cá nhân (PKM – personal knowledge mastery). Trong mạng xã hội của ta, chúng giúp ta tìm ý kiến ​​mới và chia sẻ ý kiến ​​của chính mình với nhiều nhóm khác nhau. Ta có thể tìm kiếm các kết nối mới mà không cần ai cho phép. Các không gian đáng tin cậy, chẳng hạn như cộng đồng thực hành, cho ta chỗ để thực hiện các ý tưởng còn dang dở và thử nghiệm chúng với rủi ro tối thiểu. Cùng lúc, ta có thể mài giũa những ý tưởng này và chia sẻ chúng tại nơi làm việc của mình khi thấy thời điểm thích hợp. Tất cả những điều này là một nghệ thuật, đòi hỏi sự luyện tập liên tục và vô số cuộc trò chuyện và mối quan hệ được thương lượng. Tôi đã ví nó như một vũ trường.

WOL chắc chắn là một phần của PKM nhưng là một hoạt động biến đổi, phụ thuộc vào địa điểm và thời gian. Nếu không có LOL, nó có thể chỉ là tạp âm. Nếu không có thử nghiệm, nó chỉ đơn thuần là đỏng đảnh. Nhưng khi có một việc phức tạp – vốn là động lực của nền kinh tế sáng tạo – nhận được một luồng ý tưởng mới đã được phát triển trong các cộng đồng thực hành đáng tin cậy và được thông báo ở các mạng xã hội còn rộng lớn hơn, thì bạn đang xây nền tảng cho một doanh nghiệp kết nối. Các công ty có thể đối phó với sự phức tạp bằng cách trở thành các tổ chức học tập (learning organization), tham gia vào việc liên tục tìm kiếm, hình thành (sense making) và chia sẻ tri ​​thức.

Minh họa từ nguồn

1 thought on “Làm việc và học tập “thành tiếng”

Leave a Reply