Category Archives: Quản lý

Các bài viết về quản lý doanh nghiệp và các tổ chức nói chung

Narayana Murthy – những gì tôi biết

Chiều thứ hai 20/5 cụ Murthy, sáng lập công ty Infosys Ấn độ (gọi tắt là Infy), sẽ có buổi nói chuyện tại F-Ville 3, FPT Software Hòa lạc. Trước nay ở FSOFT chúng tôi vẫn hay gọi cụ là Cụ tổ, vì đã học được rất nhiều từ cụ và từ Infy để xây dựng nên FSOFT như ngày nay.

Continue reading

Có nên dùng bot để tìm việc?

(Aki Ito. The rise of the job-search bots)

Minh họa từ bài gốc (link cuối bài)

Vào mùa thu năm 2020, tôi phải làm một việc chưa từng làm: tìm việc mới. Về lý thuyết, đó là điều mà lẽ ra tôi phải rành với tư cách là một nhà báo kinh tế. Nhưng trong thực tế, tôi chưa từng, vì đã tìm được một công việc tuyệt vời ngay sau khi tốt nghiệp đại học và gắn bó với nó trong một thập kỷ. Tôi đã không hề biết rằng, đi tìm việc ở nước Mỹ thế kỷ 21 sẽ đau khổ thế nào.

Continue reading

Arkadiy Dobkin, founder của EPAM: “Đừng bao giờ nên tắt não”

Giới thiệu: EPAM là công ty dịch vụ IT phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Năm 2022, EPAM đạt doanh thu 4.8 tỷ USD. Năm 2023, EPAM xếp thứ 13 (tăng 3 hạng) trong danh sách 25 công ty dịch vụ IT có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới. EPAM là một trong số các hình mẫu mà FSOFT muốn tìm học.
Bên cạnh đó, hóa ra công ty có một nhà sáng lập từ Belarus và một lịch sử hình thành rất thú vị. Tôi xin dịch và giới thiệu bài phỏng vấn đầu năm 2019 trên trang Bolshoi.by đến các độc giả quan tâm.

Continue reading

Lãnh đạo “Leng keng” và những nhà quản lý phản leng keng

Bài viết của Vineet Nayar, nguyên CEO công ty phần mềm HCL Tech – hiện đang đứng vị trí #8 trong số các công ty IT Services trên thế giới và có chi nhánh ở Việt Nam. Ông Nayar là tác giả cuốn “Employees First, Customers Second” rất nổi tiếng. Tôi dịch từ maverick là “leng keng” do lấy cảm hứng từ chiến lược của FPT. Theo đó, FPT muốn có những lãnh đạo “leng keng”, dám thử làm những thứ không tưởng, để tạo ra những bước nhảy vượt bậc cho tập đoàn.

Continue reading

Thuyết định hướng giá trị của Kluckhohn F. và Strodtbeck F.

Thuyết định hướng giá trị (value orientation theory) là một lý thuyết được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu liên văn hóa, lần đầu được các tác giả đề cập trong cuốn sách Variations in value orientations năm 1961.

Continue reading

Review sách: Chiều kích thứ tư trong kiến trúc

“Chiều kích thứ tư trong kiến trúc. Tác động của công trình lên hành vi” là một cuốn sách rất mỏng (chỉ 64 trang) năm 1975 của hai tác giả Mildred Reed Hall và Edward T. Hall, trong đó Edward T. Hall (bài wikipedia) là nhà nhân học xuất chúng người Mỹ, có nhiều phát hiện trong lĩnh vực văn hóa, ví dụ quan niệm của các dân tộc về thời gian, không gian. Các khái niệm này sau đó được Edgar Schein đưa vào công trình của ông về Văn hóa của Tổ chức.

Continue reading

Phân loại khách hàng của freelancer


Mục tiêu của bạn là góc nào?

Các đại công ty (industry giants) muốn khối lượng lớn. Họ cần những người làm thuê đúng chuẩn, giá rẻ, bàn giao đều, và ổn định. Họ sẽ không đi tìm những freelancer làm hàng thửa (bespoke), có tính thủ công. Thậm chí không tìm người làm ‘tốt hơn’. Họ chỉ đơn giản là muốn sản phẩm đáp ứng đúng spec, với mức giá tốt nhất. Họ có thể khiến bạn rất bận rộn, và đôi khi có thể trả tiền đúng hạn.

Cũng có một số loài chim hiếm (rare birds), những khách hàng lớn và tiềm năng muốn tìm những freelancer có thể cung cấp cho họ thứ gì đó độc đáo và khó sao chép. Họ biết rằng những gì họ muốn là khan hiếm, và trả tiền thỏa đáng. Số này không nhiều. Nếu bạn tìm thấy một khách hàng như vậy, hãy trân quý.

Còn lại hai loại:

Nói chung, đông nhất là nhóm làm mất thì giờ của bạn (waste of time). Những công ty nhỏ này muốn trở thành (hoặc tỏ ra là) đại công ty, nhưng chỉ đơn giản là muốn giá thật rẻ, trong khi đặt hàng với khối lượng nhỏ và hay đòi thay đổi vào phút cuối. Rõ ràng, freelancer thông minh sẽ tránh xa những khách hàng này, bất kể ý định của họ tốt đẹp đến đâu.

Cuối cùng là hũ mật (sweet spot). Đó là khách hàng muốn bạn, với tất cả sự độc đáo, giá cả và sự kỳ diệu mà bạn có thể tạo ra. Là người trả nhiều tiền và nhận được nhiều hơn thế.

Nếu bạn để ý tìm, bạn sẽ dễ tìm ra họ hơn. Đặc biệt là nếu bạn đang thực sự tạo ra điều kỳ diệu độc đáo.

Dịch từ: Seth Godin. Scale and the small business (freelancer grid)

Review sách: NETFLIX – Phá bỏ nguyên tắc để bứt phá

Nguyên tác: No Rules Rules. NETFLIX and the culture of reinvention (2020)

Cuốn sách mô tả văn hóa doanh nghiệp cực đoan của Netflix, thách thức các niềm tin truyền thống về quản lý doanh nghiệp, và khẳng định quan điểm rằng nên tự tin xây dựng cho mình những quy tắc riêng để giúp mình đạt được mục đích, thay vì chạy theo những “best practice” của thiên hạ. Bản thân các “best practice” của Netflix chắc không phù hợp để bạn áp dụng, nhưng bạn sẽ được thách thức để học hỏi lối tư duy của họ.

Continue reading

Nhân viên sẵn sàng “bán mình” giá bao nhiêu?

Mô hình này nói về chiến lược tạo giá trị của một công ty. WTP (willingness to pay) là khoản tiền mà khách hàng sẵn lòng trả để mua hàng hóa dịch vụ của công ty. WTS (willingness to sell), nếu nói về người lao động, là khoản thu nhập đủ để họ sẵn lòng làm việc cho công ty.

Hiệu số của 2 cái này là giá trị (value) mà công ty tạo ra. Giá trị đó được chia làm 3 cục. Cục trên do khách hàng hưởng, vì họ phải trả tiền (price) thấp hơn so với số tiền mà họ sẵn lòng trả. Cục dưới do nhân viên hưởng, vì nhận được nhiều hơn so với mức thu nhập mà họ sẵn lòng nhận. Cục giữa là lợi nhuận của công ty.

Công ty có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy Price lên hoặc Compensation xuống, nhưng chúng bị chặn bởi WTP và WTS. Do đó, công ty phải tìm cách tăng WTP và giảm WTS, tức là tăng giá trị do mình tạo ra. Nếu value lớn, công ty có thừa không gian để điều chỉnh 3 cục. Việc giảm WTS có thể bằng cách tạo ra điều kiện làm việc mà người lao động thích đến nỗi sẵn sàng nhận lương thấp hơn so với thị trường, hoặc thiết kế công việc sao cho, thay vì cần người giỏi, có thể sử dụng những người có năng lực thấp hơn.  

Tham khảo video chi tiết