Tag Archives: george orwell

Đọc: “Chính trị và tiếng Anh” của George Orwell

Trong bài luận ngắn “Politics and the English Language” viết năm 1946, Orwell nêu quan điểm rằng ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi những mưu đồ chính trị, vì các nhà chính trị, nhất là độc tài, sử dụng ngôn ngữ tù mù khó hiểu để che giấu những mục đích thật của mình, để đánh lừa người nghe. Và ngược lại, khi mọi người quen nghe loại ngôn ngữ này, thì sẽ máy móc sử dụng nó, và tiếp tay cho việc hủy hoại ngôn ngữ, gây khó cho việc biểu đạt sự thật. Đến khi viết tiểu thuyết 1984 (xuất bản 1949), Orwell đã đặt tên cho loại ngôn ngữ bị bóp méo này là newspeak (bản dịch tiếng Việt dịch là “ngôn mới”).

Continue reading

Thế nào là phản động?

Phản động nghĩa là chống lại sự vận động của xã hội. Do đó, ngày trước, những người từng ở vị trí đấu tranh để thay đổi xã hội gọi những kẻ cầm quyền ngăn cản họ là phản động. Nhưng khi họ lên nắm quyền, từ đó lại được sử dụng để gọi những người muốn xã hội tiếp tục vận động, nhưng theo cách khác với quan điểm của họ. Cũng thấy rằng từ này hay được những người theo quan điểm bạo lực cách mạng sử dụng, các nhà đấu tranh ôn hòa không dùng nó, có lẽ vì họ hiểu rằng nhà cầm quyền cũng muốn xã hội có vận động, chỉ là bằng cách khác. Tức là bao dung hơn.

Mong muốn cải thiện xã hội có thể được thực thi bằng nhiều cách, mà đơn giản nhất có lẽ là lên tiếng, nhất là khi thấy điều gì trái với hình dung của bản thân về sự tiến bộ. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay mỗi người đều có một cái micro và cử tọa của mình trên mạng, để chia sẻ và bàn luận.

Nỗ lực lên tiếng gặp phải nhiều cản trở. Đôi khi là sự mạt sát, đôi khi là những lời khuyên có vẻ tử tế kiểu “không ăn thua gì đâu, mà có khi lại mang vạ” mà thật ra là có ý đồ khiến người ta buông xuôi, chấp nhận. Cũng có khi là chia sẻ của một người cũng thấy bất công nhưng cam chịu: “cái này ai chẳng biết, anh từ trên trời rơi xuống à?”.

Như George Orwell nói, trong một xã hội nhiều dối trá, thì bản thân việc nói ra sự thật là một hành động cách mạng. Ông cũng nói, đôi khi nghĩa vụ trước nhất của trí thức là phát biểu lại về một điều hiển nhiên. Nếu phát biểu để chỉ ra một điều sai trái hiển nhiên mà ai cũng biết nhưng lặng lẽ chấp nhận là “phản động”, thì cậu bé của Andersen xứng đáng là kẻ phản động nổi tiếng nhất thế giới, khi nói to câu “hoàng đế cởi truồng”.

Vì vậy, một cách để góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn là bày tỏ một cách ôn hòa quan điểm của mình, cho dù ban đầu việc đó có thể tỏ ra vô ích đến đâu. Bởi vì rốt cuộc, văn hóa chính là những gì được mọi người chấp nhận.

Sáu quy tắc của George Orwell

Sáu quy tắc cơ bản trong việc viết, của George Orwell, được tờ The Economist đưa vào Style Guide nổi tiếng của mình. Theo họ, các quy tắc này giúp tác giả viết được những bài dễ hiểu nhất với người đọc, họ không phải mất công động não (The first requirement of The Economist is that it should be readily understandable. Clarity of writing usually follows clarity of thought. So think what you want to say, then say it as simply as possible)

George Orwell’s six elementary rules (“Politics and the EnglishLanguage”, 1946):

1. Never use a metaphor, simile or other figure of speech which you are used to seeing in print – Đừng bao giờ sử dụng các phép ẩn dụ, so sánh hoặc các lối nói khác mà bạn thường thấy trên báo in
2. Never use a long word where a short one will do – Đừng bao giờ sử dụng một từ dài, nếu có thể dùng một từ ngắn tương đương
3. If it is possible to cut out a word, always cut it out – Nếu có thể cắt bỏ một từ, hãy luôn cắt bỏ nó đi
4. Never use the passive where you can use the active – Đừng bao giờ sử dụng dạng bị động ở những chỗ có thể sử dụng dạng chủ động.
5. Never use a foreign phrase, a scientific word or a jargon word if you can think of an everyday English equivalent – Đừng bao giờ sử dụng một cụm từ nước ngoài, một từ khoa học hoặc một từ lóng nếu bạn có thể nghĩ ra một từ tương đương của tiếng Anh giao tiếp.
6. Break any of these rules sooner than say anything outright barbarous – Thà phá bỏ bất cứ quy tắc nào ở trên, còn hơn viết ra thứ gì đó thậm ngớ ngẩn (đừng cứng nhắc tuân theo)

Tham khảo: The Economist Style Guide

Bài giải thích 6 quy tắc (bài tiếng Anh)