Category Archives: Leader by Choice

Quyết định đứng mũi chịu sào là của bạn

Thế nào là phản động?

Phản động nghĩa là chống lại sự vận động của xã hội. Do đó, ngày trước, những người từng ở vị trí đấu tranh để thay đổi xã hội gọi những kẻ cầm quyền ngăn cản họ là phản động. Nhưng khi họ lên nắm quyền, từ đó lại được sử dụng để gọi những người muốn xã hội tiếp tục vận động, nhưng theo cách khác với quan điểm của họ. Cũng thấy rằng từ này hay được những người theo quan điểm bạo lực cách mạng sử dụng, các nhà đấu tranh ôn hòa không dùng nó, có lẽ vì họ hiểu rằng nhà cầm quyền cũng muốn xã hội có vận động, chỉ là bằng cách khác. Tức là bao dung hơn.

Mong muốn cải thiện xã hội có thể được thực thi bằng nhiều cách, mà đơn giản nhất có lẽ là lên tiếng, nhất là khi thấy điều gì trái với hình dung của bản thân về sự tiến bộ. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay mỗi người đều có một cái micro và cử tọa của mình trên mạng, để chia sẻ và bàn luận.

Nỗ lực lên tiếng gặp phải nhiều cản trở. Đôi khi là sự mạt sát, đôi khi là những lời khuyên có vẻ tử tế kiểu “không ăn thua gì đâu, mà có khi lại mang vạ” mà thật ra là có ý đồ khiến người ta buông xuôi, chấp nhận. Cũng có khi là chia sẻ của một người cũng thấy bất công nhưng cam chịu: “cái này ai chẳng biết, anh từ trên trời rơi xuống à?”.

Như George Orwell nói, trong một xã hội nhiều dối trá, thì bản thân việc nói ra sự thật là một hành động cách mạng. Ông cũng nói, đôi khi nghĩa vụ trước nhất của trí thức là phát biểu lại về một điều hiển nhiên. Nếu phát biểu để chỉ ra một điều sai trái hiển nhiên mà ai cũng biết nhưng lặng lẽ chấp nhận là “phản động”, thì cậu bé của Andersen xứng đáng là kẻ phản động nổi tiếng nhất thế giới, khi nói to câu “hoàng đế cởi truồng”.

Vì vậy, một cách để góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn là bày tỏ một cách ôn hòa quan điểm của mình, cho dù ban đầu việc đó có thể tỏ ra vô ích đến đâu. Bởi vì rốt cuộc, văn hóa chính là những gì được mọi người chấp nhận.

“Các anh ngu bỏ mẹ” và Văn hóa FPT

“Các anh ngu bỏ mẹ” là truyền thuyết hay được nhắc đến nhất của FPT. Từ câu chuyện này, nhiều kết luận về văn hóa doanh nghiệp FPT được đưa ra, kèm theo các khuyến cáo dai dẳng. Đến mức, CEO KhoaNV có lần phải lên báo giải thích “Nói FPT có văn hóa chửi sếp là không đúng đâu”.

Continue reading

Dạy Văn hóa Doanh nghiệp là dạy gì?

Văn hóa của một tổ chức cũng giống như tính cách tâm lý của một người. Nếu không hiểu về tâm lý học mà cứ tìm cách học theo thần tượng này khác thì không ăn thua. Nếu ko hiểu về VHDN (văn hóa doanh nghiệp, hay văn hóa của tổ chức nói chung) mà chỉ nghe kể chuyện về các công ty này khác để học theo cũng ko hiệu quả.

Cách tốt nhất để dạy VHDN là hiểu về cấu trúc và nguyên lý của nó. Sau đó, bạn có thể chiêm nghiệm và áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Cũng như nếu hiểu về tâm lý học, bạn sẽ giúp bản thân và mọi người hiệu quả hơn.

Continue reading

Pavel Durov: “Mỗi chúng ta đều có cơ hội hiện thực hóa bất kỳ ý tưởng nào”

Những câu nói ấn tượng của tỷ phú công nghệ duy nhất của Nga, cha đẻ của Vkontakte và Telegram, ngôi sao công nghệ đầy cá tính. Chắc chắn ai cũng thu nhận được gì đó cho bản thân, nhất là các bạn trẻ.

Continue reading

“Bạn đâu giỏi thế”

Câu này chứa ba vấn đề đối với những người sáng tạo, làm cái mới.

Lần đầu tiên là khi ta bắt đầu, ta không giỏi. Đấy là sự thật. Nếu ai muốn đi tiếp, thì hãy thêm từ “chưa” vào câu.

Chả ích gì nếu giả vờ rằng ta đã tìm ra cách trước khi tìm ra thật. Sẽ phản tác dụng nếu bạn có thái độ cáu kỉnh mong manh khi đối mặt với phê bình. Thực tế là, trong giai đoạn này, “bạn không giỏi đến thế” chính là những gì ta cần nghe, bởi vì nó có thể kèm theo thông tin làm thế nào để tốt hơn.

Lần hai là khi ta đã bắt đầu có kỹ năng và làm ra gì đó có giá trị, một số người sẽ tiếp tục tin rằng ta vẫn không giỏi. OK. Như vậy là họ đang nói với ta điều gì đó về bản thân họ, cũng như những gì họ muốn và cần. Đây là manh mối để ta chuyển sang phục vụ người khác, những người đánh giá và muốn có những gì ta làm. Nhóm khách hàng khả thi nhỏ nhất (smallest viable audience) không phải là một thỏa hiệp lùi bước, mà là một con đường để tiến lên. Hãy tìm những người muốn tham gia, cởi mở và háo hức. Hãy phục vụ họ thay cho những người kia.

Điều nguy hiểm là, khi nghe thấy những lời khước từ trong giai đoạn này, bạn có thể tin rằng mình chẳng làm được gì. Trái ngược với việc nhận ra rằng, chỉ đơn giản là bạn đang nghe nhầm người.

Lần thứ ba là một vòng tròn, một chu kỳ đầy đủ. Bởi vì có thể trên thực tế, ta vẫn chưa giỏi đến mức đó, và chưa có đủ nhiều những người muốn thứ ta làm. Đơn giản là ta chưa đủ tốt cho thị trường này. Vì vậy, ta tiếp nhận sự thật và lại bắt đầu từ đầu. Ta vẫn chưa đủ tốt. Ta chưa thực hành đủ, tìm thấy đủ sự đồng cảm, đủ hiểu thể loại và tìm ra cách đóng góp. Chưa. Ít nhất là đối với nhóm khách hàng này.

Và sau đó, ta trở nên tốt hơn.

Không sớm thì muộn, ba vấn đề này sẽ trở thành ba cột mốc quan trọng trên con đường tạo ra sự khác biệt và làm công việc mà ta tự hào.

Dịch từ Seth Godin. “You’re not that good

Tư vấn khiêm nhường – có gì mới lạ? (bài 2)

HC có một số điểm khác biệt sau:

  • Cần mối quan hệ ở mức riêng tư hơn: xem Bài 3
  • Cần cách hành xử khác ngay từ lần gặp đầu tiên: xem Bài 4
  • Cần thái độ khiêm nhường, cam kết giúp đỡ, và tò mò
  • Cần kỹ năng nghe và hồi đáp mới: xem Bài 4.
Continue reading

Tư vấn khiêm nhường – tại sao cần? (bài 1)

Tư vấn khiêm nhường (HC – Humble Consulting) là khái niệm do Edgar Schein đưa ra trên cơ sở kinh nghiệm tư vấn các tổ chức về văn hóa của tổ chức (OC – Organizational Culture). Ông cũng là tác giả của mô hình 3 cấp độ của OC đã trở thành kinh điển. Theo Schein, HC là một năng lực quan trọng cho các lãnh đạo và những người làm công việc trợ giúp (helping) về mặt tâm lý cho mọi người, không chỉ tư vấn mà còn coaching, counseling, v.v. Trong loạt bài này, tôi sẽ tóm tắt các ý của Schein trong sách Humble Consulting, và bổ sung bình luận về việc sử dụng HC để trợ giúp tâm lý khi làm mentor/ coach.

Continue reading

“Sau lưng tôi là đất nước”. Tikhanovskaya nói về cuộc gặp với Merkel, Macron và về việc tại sao không tự coi là “tổng thống Sveta”

Lời người dịch: Belarus là hiện tượng chưa có tiền lệ, trước bầu cử, ba ứng viên đối lập bị bắt, và ba người vợ đã liên minh xung quanh Sveta Tikhanovskaya để ứng cử. Sau bầu cử, chính quyền tổng thống đương nhiệm Lukashenko tuyên bố thắng lợi với 80% phiếu, nhưng phía đối lập thì cho là ngược lại, Tikhanovskaya được 80%. Liên tục xảy ra các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân, bản thân Tikhanovskaya phải lánh sang nước hàng xóm Litva, và trở thành thủ lĩnh bất đắc dĩ. Cuộc đấu tranh của người dân Belarus cũng rất đặc biệt, không hề có đập phá, mọi người diễu hành ôn hòa với hoa và cờ, khiến thế giới ngạc nhiên thán phục. Bài phỏng vấn này của TUT.BY (12/10/2020) cung cấp thông tin về thủ lĩnh bất đắc dĩ Tikhanovskaya và cuộc đấu tranh đòi một cuộc bầu cử mới của người dân Belarus.

Continue reading

Triết lý trong công việc

Anh Nguyễn Mạnh Hùng Viettel (nay là Bộ trưởng 4T) có nhiều quan điểm mà tôi đồng tình. Một trong số đó là quan điểm “làm gì cũng phải có triết lý”. Trong tài liệu “Binh pháp Viettel” từng được đưa công khai lên website tập đoàn (nay không thấy nữa, cá nhân tôi cho là đáng tiếc, vì nó thể hiện văn hóa độc đáo của Viettel – tất nhiên nếu chưa bị thay đổi khi có lãnh đạo mới). Ý đó nằm trong mục “kinh nghiệm trong định hướng chiến lược”, nguyên văn như sau: Continue reading