Mâu thuẫn giả: đầu hàng quá sớm!

Phương pháp “Tư duy sáng tạo có hệ thống” (Systematic Inventive Thinking – SIT) nhắc đến ‘mâu thuẫn giả‘ (false contradiction) như một cơ hội để sáng tạo.

‘Mâu thuẫn giả’ là khi ta có hai mục tiêu mâu thuẫn với nhau. Lời giải thông thường là đành chọn một trong hai, hoặc thỏa hiệp mỗi mục tiêu bớt đi một ít. Tuy nhiên SIT chỉ ra rằng các tình huống mâu thuẫn thật rất ít. Đa số là mâu thuẫn giả, được gắn với nhau bằng một liên kết yếu (weak link). Một khi ta phát hiện ra và loại bỏ liên kết yếu này, ta sẽ có lời giải trọn vẹn.

Mâu thuẫn giả rất dễ gặp trong công việc, ở những tình huống rất đơn giản. Ví dụ tình huống mới xảy ra được mô tả dưới đây. Tiếc là người được giao giải quyết bài toán đã sớm quyết định chọn phương án bỏ bớt mục tiêu. Giá mà bạn đó biết SIT thì có thể đã k0 đầu hàng sớm như vậy.

Số là, một trường đại học tổ chức lễ tốt nghiệp ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC), Mỹ đình, Hà nội. Yêu cầu là hàng chữ trên phông phải vừa đẹp và cân đối so với sân khấu, lại phải lọt vào khung hình khi chụp ảnh trao bằng cận cảnh cho mỗi sinh viên.

Sân khấu NCC (ảnh từ internet)

Sân khấu NCC (ảnh từ internet)

Vì sân khấu ở NCC rất to và cao, nên hàng chữ cũng phải to và treo cao tương ứng, dẫn đến việc khi chụp ảnh trao bằng thì không lọt vào ảnh. Vì mục tiêu đầu quan trọng hơn, nên Ban tổ chức đã bỏ mục tiêu thứ hai.

Ảnh trao bằng - không thấy hàng chữ trên phông vì cao quá (ảnh từ internet)

Ảnh trao bằng – không thấy hàng chữ trên phông vì cao quá (ảnh từ internet)

Ta thử hình dung lại toàn bộ quá trình, từ lúc tiếp nhận yêu cầu thiết kế sân khấu cho đến khi ra quyết định cuối cùng, rồi áp dụng nguyên tắc ‘mâu thuẫn giả’ xem có thể có lời giải khác như thế nào.

  • Khi nhận được yêu cầu, người thiết kế hình dung nó trong đầu như sau: “hàng chữ phải hài hòa với sân khấu và phải lọt được vào khung hình“.
  • SIT dạy phải tìm được liên kết yếu, vậy nó ở đâu? Liên kết yếu không dễ thấy, vì nếu dễ thì người ta đã không đầu hàng sớm như vậy. Thật ra câu trên chưa đầy đủ nên ẩn mất cái liên kết đó. Ta cần viết đầy đủ ra: “hàng chữ phải hài hòa với sân khấu, đồng thời phải lọt được vào khung hình
  • Aha! Liên kết yếu chính là chữ ‘đồng thời’. Thật ra yêu cầu ban đầu không hề nói đến chuyện hàng chữ trên sân khấu và hàng chữ lọt vào ảnh phải là một! Chẳng qua ai cũng nghĩ thế, cả người ra yêu cầu và người tiếp nhận, vì đã quen. Đây chính là hiện tượng cognitive fixedness (cố định về nhận thức) – rào cản cần phá bỏ để có kết quả sáng tạo.
  • Liên kết yếu một khi đã bị phát hiện thì rất dễ xử lý. Trong trường hợp này, có thể đơn giản là một hàng chữ nữa, rất nhỏ, đủ để lọt vào ảnh và không phá vỡ thiết kế chung của sân khấu
Phương án thêm 1 tấm biển nhỏ lặp lại hàng chữ trên phông, vừa đủ lọt vào ảnh và không phá vỡ cảnh chung

Phương án thêm 1 tấm biển nhỏ lặp lại hàng chữ trên phông, vừa đủ lọt vào ảnh và không phá vỡ cảnh chung

Phương án nêu trên có thể được phát triển tiếp nếu chưa thỏa mãn BTC, quan trọng là nó đáp ứng được cả hai mục tiêu ban đầu, vốn được cho là mâu thuẫn với nhau.

Leave a Reply