Tóm tắt từ sách Everybody Writes của Ann Handley
Quy trình 12 bước để viết những bài dài, hướng đến đối tượng mục tiêu. Có thể được tùy chỉnh nếu người viết cảm thấy cần.
- Xác định mục đích bài viết
- Bạn muốn đạt được gì? Những gì bạn viết phải là một phần của mục đích lớn hơn mà bạn đang theo đuổi (ví dụ business hay mktg)
- Nếu bạn ko quan tâm mình đang viết gì, sẽ chẳng ai quan tâm
- Reframe, soi chiếu từ góc nhìn của độc giả
- Suy nghĩ từ góc độ độc giả. Tại sao cái này lại quan trọng với họ, có gì trong đó dành cho họ, sao họ phải quan tâm, bài học hay thông điệp cụ thể mà bạn muốn họ nhận đc là gì, giá trị mà bạn chào mời họ, họ có thể có những câu hỏi gì, lời khuyên hay sự giúp đỡ mà bạn có thể đưa ra là gì.
- Khi đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn có thể tiếp tục tự hỏi và tự trả lời: So what? Because… Lặp lại như phương pháp 5 why.
- Thể hiện reframed idea của bạn dưới dạng một thông điệp rõ ràng, và đưa nó lên đầu trang để nhắc nhở bạn. Thường là một khổ (paragraph)
- Biết khách hàng là ai
- Tìm data và ví dụ
- Hãy sử dụng trải nghiệm của chính bản thân làm ví dụ, nhưng đừng chỉ dừng ở đó.
- Tự nói về mình sẽ dễ kết nối với mọi người
- Tổ chức bài viết, tìm cấu trúc (các loại cấu trúc như list, how-to, narrative, v.v.)
- Hình dung là viết cho một người (và xưng là bạn – you)
- Xây dựng Bản nháp Xấu xí Đầu tiên (TUFD – the ugly first draft)
- Lúc này, đừng quan tâm đến ngữ pháp, chính tả, dễ đọc, câu hoàn chỉnh. Mục đích là thiết kế các ý. Nghĩ được ý nào là viết ra, sắp xếp dọn dẹp sau.
- Bỏ đấy đi làm việc khác
- Sau khi xong TUFD thì nghỉ giải lao, rồi quay lại sau. Ví dụ quay lại sau 1 ngày hay 1 giờ tùy tình hình.
- Viết lại thành bài hoàn chỉnh
- Đặt những từ (và ý) quan trọng nhất lên đầu mỗi câu. Những từ đầu tiên của mỗi câu phải tạo được ấn tượng ban đầu thân thiện để độc giả đọc tiếp, giống như ấn tượng ban đầu khi người ta bước vào phòng tiệc
- Đặt tít hay headline
- Biên tập: có hai loại biên tập
- Developmental (thô, như dùng chainsaw):
- Bỏ qua chính tả ngữ pháp,
- Đặt ý chính rõ ràng và gần với đầu bài văn
- Bỏ hết những gì ko cần thiết
- Mỗi đoạn phải có ý rõ ràng
- Mỗi câu phải đóng góp rõ ràng cho đoạn
- Thay đổi thứ tự nếu cần
- Hình dung các câu trong 1 đoạn như đối thoại giữa 2 người già: ko ngắt lời chen ngang nhau, bổ sung cho câu trước
- Line editing (tinh, như dùng dao mổ)
- Tạo ra sự chuyển tiếp giữa các đoạn, sao cho có mối kết nối tự nhiên
- Developmental (thô, như dùng chainsaw):
- Xem lại lần cuối về readability
- Xuất bản, nhưng đồng thời đặt câu hỏi: tiếp theo làm gì
- Đừng để độc giả đứng chơ vơ giữa phòng khi nhạc tắt. Bạn muốn họ làm gì tiếp: xem bài khác, sign up, đăng ký tham gia sự kiện, mua gì đó?
Đọc thêm:
Pingback: Làm sao để viết tốt? | Phan Phuong Dat