Dịch từ Zhartun.me
Tiểu liên gỗ và lựu đạn đất sét. Giơ tay lên! Đầu hàng đi! Pằng pằng! Mày chết rồi! Tao bắn trước! Tao chứ! Trẻ con chơi trò chiến tranh là bình thường, nhưng người lớn chơi trò chiến thắng thì thật nhảm nhí.
Tôi không ám chỉ những kẻ hóa trang thành cựu chiến binh, đeo Sao vàng và huân chương Lenin lên áo của phi công hàng không dân dụng, sau đó gắn hai phù hiệu lên mũ lưỡi trai – thường thì đấy là những người bị bệnh, cần được đối xử với lòng khoa dung.
Và khi trong cửa hàng treo ảnh chân dung những người tham gia chiến tranh với dòng chữ “trung đoàn bất tử của cửa hàng thực phẩm số 47” hay quảng cáo thứ xúc xích rẻ tiền cùng với biểu tượng Ngày Chiến thắng, thì điều đó xuẩn ngốc, thô lậu, đểu giả nhưng dù sao cũng không đáng sợ.
Và ngay cả khi người ta lùa sinh viên và công chức tham gia diễu hành “trung đoàn bất tử”, dúi vào tay họ ảnh những người họ không biết rồi cử đi biểu diễn chủ nghĩa yêu nước, và sau đó các tấm ảnh đó được vứt vung vãi khắp nơi – cũng chưa là thảm họa.
Điều khủng khiếp nhất với tôi là ngày hội với tên đầy đủ “ngày lễ chiến thắng của Hồng quân và nhân dân xô viết trước nước Đức Quốc xã trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945” những năm gần đây trong nhận thức của quần chúng đã đơn giản biến thành “Ngày Chiến thắng” – lễ hội hóa trang với trẻ con trong các bộ quân phục.
Đã biến mất “nhân dân xô viết”, bao gồm cả người Gruzia và Ukraina mà chúng ta đã kịp giao tranh. Hồng quân đã bốc hơi cùng với đất nước sản sinh ra nó. “Vệ quốc vĩ đại” đã bị lãng quên – một khúc của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, được chặt ra khỏi sự kiện nhục nhã là cùng phát xít chia chác Balan. Và quan trọng nhất, có điều gì đó sai trái tận gốc rẽ đang xảy ra vời từ “chiến tranh”.
Tôi cảm thấy nó được giới trẻ tiếp nhận như thứ gì đó kiểu giải vô địch thế giới về lòng quả cảm, vinh quang và các chiến tích anh hùng. Một cuộc phiêu lưu hấp dẫn, mà ở đó chúng ta đang có lợi thế (chẳng phải chúng ta là dân tộc chiến thắng đó sao?), và kẻ thua cùng lắm là không có huy chương.
Có lẽ, nhiều người cũng không thực sự suy nghĩ về chiến tranh, tự thỏa mãn với việc “chúng ta đã chiến thắng” và, tất nhiên, “có thể lặp lại”. Điều này đặc biệt đúng với trẻ con, vì chúng tiếp nhận mọi chỉ thị mà không phản biện, giống như miếng mút.
Tôi sẽ không giải thích tại sao người thắng không phải là chúng ta, vì nguyên nhân gì mà việc “lặp lại” chẳng hề có mảy may cơ hội, và việc kỷ niệm Chiến thắng đã trở thành tệ sùng bái Chiến tranh. Tôi đã viết về chúng các năm trước. Tôi chỉ đơn giản muốn nhắc nhở các bạn về khác biệt giữa những sự kiện cosplay vào ngày 9/5 hiện nay và sự thật khắc nghiệt của thời chiến tranh.
Hiện tại và quá khứ