Những câu nói của Narayana Murthy. Phần 1.

Hôm nay có việc khiến tôi nhớ đến một câu nói của bác Murthy, chợt nảy ra ý nghĩ tập hợp lại các câu nói “kinh điển” của ông. Lên mạng tìm kiếm thì thấy cũng có dăm ba nơi đã làm, nhưng chỉ một số câu trùng ý mình, thế nên vẫn phải viết một bài.

Ông Murthy là người sáng lập và xây dựng nên công ty Infosys của Ấn độ. Trong các công ty phần mềm lớn nhất của Ấn độ, FPT Software đặc biệt ngưỡng mộ Infosys vì hai lẽ: thứ nhất, công ty được xây dựng bởi một nhóm người từ tay trắng khá giống FPT, thứ hai, Infosys mong muốn đóng góp cho đất nước và sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng những “bí quyết” của mình. Bản thân bác Murthy là một người rất giản dị, vốn có thiên hướng cộng sản (confused leftist) nhưng rồi đã trở thành một “nhà tư bản trắc ẩn” (compassionate capitalist) vì nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ quan tâm đến chia của cải còn chủ nghĩa tư bản quan tâm trước tiên đến việc tạo ra nó. Ở FPT Software, ông Murthy hay được gọi vui là “cụ tổ”.

Phần 1 bao gồm 10 câu nói của ông về khởi nghiệp và vận hành công ty. Các câu nói được trích từ cuốn “A better India, a better world” – tập hợp các bài nói của ông Murthy ở các trường đại học, viện nghiên cứu, v.v. trên thế giới.

Ông Murthy tặng chữ ký trên cuốn "A better India, a better world". Trụ sở Infosys, Bangalore, tháng 8/2010.

Ông Murthy tặng chữ ký trên cuốn “A better India, a better world”. Trụ sở Infosys, Bangalore, tháng 8/2010.

1. Tài sản của chúng ta rời khỏi công ty mỗi chiều. Chúng ta cần chắc chắn là chúng (họ) sẽ quay lại vào sáng hôm sau
Our assets walk out of the doors each evening. We have to make sure that they come back the next morning.

Câu này từng được in ra và dán ở phòng Nhân sự FPT Software. Một cách hình tượng, nó thể hiện triết lý của các công ty dựa chủ yếu vào vốn con người (human capital) như các công ty dịch vụ phần mềm. Tôi quan sát thấy sau khi ông Murthy nói câu này, một thời gian tổ chức SHRM (Society for HRM) cũng sử dụng như slogan của mình, không rõ độc lập hay lấy từ Infosys.

2. Công ty là học xá, hoạt động là chương trình, và lãnh đạo phải giảng dạy.
Company is campus, business is curriculum, and leaders shall teach.

Đây cũng từng là kim chỉ nam cho FPT Leadership Institute (FLI). Theo nghiên cứu, mỗi nhân viên học 70% từ công việc, 20% từ đồng nghiệp và 10% từ các khóa học. Sử dụng ngay kinh nghiệm hàng ngày để học, biến các vấn đề thành case study “sống” để cùng tìm lời giải và thử luôn, hiệu quả hơn nhiều so với phân tích case của Tây Tàu. Tham khảo bài về “chiết xuất học tập từ công việc

3. Nghi ngờ thì hãy nói ra.
When in doubt, disclose.

FPT cũng được cho là có văn hóa này, khi nhân viên hay bất kỳ ai có thể phản bác lãnh đạo hoặc đồng nghiệp về bất kỳ vấn đề gì. Quyền quyết định là của lãnh đạo, nhưng ý kiến trái chiều được tôn trọng và lắng nghe. Cần nỗ lực của lãnh đạo để tạo ra văn hóa này, vì không phải lúc nào nhân viên cũng an toàn khi nghi ngờ ra miệng sự sáng suốt của sếp :). Những người này thường không thuộc nhóm được ưa nhất, nhưng đôi khi lại có giá trị nhất vì giúp tránh được group-think.

4. Hãy chỉ cho tôi một doanh nghiệp thành công, và tôi sẽ chỉ cho bạn một tập thể hạnh phúc, tràn trề hy vọng, tự tin, nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng, từ chủ tịch đến lao công.
Show me a successful corporation, and I will show you a happy, hopeful, confident, enthusiastic and energetic set of people rith from chairman to janitor

Tất nhiên là rất giống FPT hay các đơn vị thành viên, khi làm ăn phát đạt 🙂

5. Mỗi công ty cần theo dõi hai chỉ số tài chính tối quan trọng, ngoài các chỉ số phi tài chính khác: thứ nhất, doanh thu trên nhân viên, thứ hai, lợi nhuận sau thuế trên nhân viên. Chỉ số thứ hai ảnh hưởng trực tiếp đến lãi trên cổ phiếu, tăng sự tự tin của nhân viên, và giúp bạn trả lương tốt hơn. Ở Infosys, hai chỉ số đó dùng để đo thành quả của mỗi đơn vị.
Every orgainzation must look at two very important financial parameters for measuring success, in addition to many non-financial parameters: first, the per-capita revenue productivity, and second, the net-after-tax dollars earned per employee per year. The latter measure has direct impact on your earnings per share, enhance the confidence of your employees, and allow you to pay your people better. At Infosys, these two are used as primary financial parameters to measure the success of every group.

Chỉ số thứ hai đôi khi bị bỏ qua.

6. Nếu bạn không có lợi nhuận tốt nhất thị trường của mình, bạn không phải là giỏi nhất.
Unless you have the best profitability in the industry, you are not the smartest.

7. Văn hóa doanh nghiệp là thứ quyết định mọi người sẽ hành xử ra sao khi không bị theo dõi.
Corporate culture is what determines how people behave when they are not being watched.

8. Mỗi lần dạy tân binh, tôi nói với họ là tôi chỉ bảo đảm cho họ được ba thứ ở Infosys. Thứ nhất, phẩm giá và lòng tự trọng của họ sẽ được duy trì và nâng lên trong mỗi việc làm. Thứ hai, công ty sẽ không khiến họ phải xấu hổ trước người thân và bè bạn. Thứ ba, họ có cơ hội học nhiều gấp ba lần so với ở chỗ khác.
Everytime I address a new batch as part of orientation, I tell them that I can guarantee them only three things at Infosys. First, their respect and dignity will be maintained and enhanced in every transaction. Second, the company will always conduct itself in a fair and ethical manner so that they will never have to hang their heads in shame in front of their loved ones and friends. Third, they will be able to learn three times more than any in other environment.

Nói chung là rất giống FPT Software, nhất là khoản ‘học được nhiều’.

9. Đóng góp lớn nhất của Infosys cho Ấn độ là gì? Là tăng được sự tự tin của các nhà khởi nghiệp trẻ ở đất nước này.
What are Infosys’s contributions to India? Our greates contribution is raising the confidence of young entrepreneurs in this country.

10. Kết quả công việc dẫn đến sự ghi nhận, sự ghi nhận đem đến sự kính trọng, sự kính trọng đem đến quyền lực.
Performance leads to recognition, recognition leads to respect, and respect leads to power.

Và quyền lực đem đến sự giàu có 🙂

Xem tiếp:
Phần 2 (về xã hội)
Phần 3 (về Leadership)

Leave a Reply