“Nghịch lý Người nhện”

(Dịch từ nguồn)

Một mặt, ông bác Ben (bác của Người nhện – ND) rất có lý khi đưa ra quy tắc “quyền uy lớn đòi hỏi trách nhiệm lớn”.

Bản chất của quy tắc đó là, một khi bạn có sức mạnh to lớn, bạn cần phải chịu trách nhiệm đi kèm với nó. Thế nhưng, quy tắc này có phản tác dụng.

Phản tác dụng vì rất nhiều người đã từ bỏ sức mạnh to lớn của họ. Họ từ bỏ vì không muốn chịu trách nhiệm.

Ta có sức mạnh bỏ phiếu, nhưng quyết định ở nhà và than vãn.

Sức mạnh để viết, nhưng thay vào đó là click.

Sức mạnh để dẫn đầu, nhưng lại ngoan ngoãn theo đuôi.

Sức mạnh để đổi mới, nhưng lại đòi các quy tắc dễ theo.

Sức mạnh để giúp một tay, nhưng lại bỏ đi.

Đa số mọi người xem video chứ không làm video, đọc tweet chứ không viết. Đa số tránh cơ hội dẫn đầu, cả online và đời thực, trong các cộng đồng ảo và với những người ngoài phố.

Trong một nền dân chủ, mỗi chúng ta có nhiều sức mạnh để lên tiếng và kết nối hơn là ta hình dung. Nhưng đa số mọi người không công bố những gì tốt nhất họ làm, và không tìm cách tập hợp những người có tâm. Hầu hết thời gian, dễ hơn cả là ngoảnh đi, hoặc đổ lỗi cho hệ thống, cho công nghệ hoặc cho bộ máy thống trị.

Có hàng triệu người khăng khăng rằng chế độ quân chủ tốt hơn. Lý do chính: những gì xảy ra sau đó không còn là trách nhiệm của họ. Đi làm cho ông chủ, điều đó giải thoát cho bạn khỏi phải có trách nhiệm.

Khi doanh nghiệp địa phương biến mất, đó là vì chúng ta đã ngừng mua sắm ở đó. Khi chương trình nghệ thuật địa phương mất dần, là vì ta đã xem Netflix thay vì nó. Và khi trường học địa phương vẫn kiên trì cho ra lò thuần túy những con ốc đúng chuẩn cho hệ thống công nghiệp, thì đó là vì ta đã không lên tiếng.

Văn hóa là những gì ta xây dựng, và đó là sức mạnh.

Leave a Reply