Không phải tội lỗi lớn khi ta cho rằng các sự kiện (fact) và dữ liệu là toàn bộ sự thật và là chìa khóa để mở mọi cơ hội tương lai. Các công cụ và công nghệ số mới không chỉ cung cấp cho ta thêm thông tin về thế giới và mọi người xung quanh, mà còn giúp ta biết thêm về bản thân. Chúng ta có thể theo dõi từng bước đi, từng calo mình tiêu thụ. Có hy vọng lớn rằng, nếu thu thập đủ dữ liệu, ta sẽ có khả năng thay đổi những gì mình muốn, và có thể làm điều đó mà không phải đối mặt với nỗi sợ của sự không chắc chắn.
Ta nghĩ dữ liệu mà ta có thể dễ dàng đo sẽ làm ta thông minh hơn, và có lẽ thế thật, nhưng tôi cho rằng không phải lúc nào nó cũng làm ta khôn ngoan (wise) hơn. Nhiều hành động của ta có thể được quan sát và định lượng, nhưng dữ liệu đó không phải luôn luôn cho biết nguyên nhân tại sao ta làm. Bởi vì nếu thế thì ta đã tìm ra cách ngăn chặn nạn hút thuốc lá, ăn quá nhiều, đánh bạc và uống rượu quá mức. Tất cả dữ liệu sức khỏe mà các nhà khoa học sử dụng để thuyết phục ta thay đổi hành vi không nhất thiết tạo ra ảnh hưởng nào. Dữ liệu cứng chỉ nói lên một phần của câu chuyện.
Sức mạnh của trực giác trong một thế giới dựa trên dữ liệu (data-driven)
Khi đánh giá tiềm năng của ý tưởng, câu chuyện cũng vậy. Đâu là dữ liệu dự đoán nhu cầu và thành công sau đó của Google, Facebook và iPhone, hay sự suy giảm của Kodak, BlackBerry và nước cam? Nhà phân tích nào dự báo doanh số sữa hạnh nhân tăng 250% ở Mỹ trong 5 năm qua? Ai dự đoán rằng quần yoga sẽ đả bại quần jean trong văn hóa đại chúng, để tạo ra một cuộc cách mạng mặc năng động, giúp thị trường may mặc thể thao có giá trị dự đoán 178 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2019? Và những gì về sách tô màu cho người lớn, với ước tính 12 triệu được bán vào năm 2015 chỉ riêng ở Mỹ – ai đã thấy cơn bão tàn phá đó? Khi đưa ra dự đoán về ý tưởng nào sẽ cất cánh, ta hay quên rằng chỉ có thể sử dụng thông tin quá khứ hoặc hiện tại để phán đoán và dự báo tương lai. Ta không biết và không thể biết tầm quan trọng của những thứ mà ta không có thông tin, hoặc chưa nghĩ đến để đo, và chẳng thể biết chắc.
Tuy nhiên, ta khao khát sự chắc chắn, do đó tiếp tục tích lũy và đặt niềm tin vào dữ liệu. Niềm tin đó đã bị rạn nứt và rồi tan vỡ bởi những sự kiện chính trị gần đây. Theo Steve Lohr và Natasha Singer của tờ New York Times, tất cả các dữ liệu (rất nhiều dữ liệu) đã đặt cửa cho Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 ở mức 70 đến 99%. Như chúng ta biết, những dự báo này được thực hiện bởi các chuyên gia, những người đã nghiền ngẫm mọi điểm dữ liệu, đã trở nên không đáng tin cậy. Lohr và Singer viết: “một sự thay đổi sâu rộng bao phủ các ngành công nghiệp – ngày càng bị ám ảnh bởi dữ liệu, giá trị của nó và tiềm năng khai thác nó để tiết kiệm chi phí và tạo ra lợi nhuận”. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhở rằng “khoa học dữ liệu là một tiến bộ công nghệ với sự đánh đổi. Nó có thể nhìn thấy mọi thứ hơn bao giờ hết, nhưng cũng có thể là một công cụ cùn, thiếu bối cảnh và sắc thái (nuance)”. Điều này đã được chứng minh là đúng trong trường hợp của cuộc bầu cử tổng thống 2016. Thật dễ dàng để đo việc mọi người nói rằng họ sẽ bỏ phiếu thế nào, nhưng khó hơn nhiều để đánh giá những gì trong trái tim.
Không phải tất cả thông tin hữu ích ta có thể thu thập có thể được đo chính xác và vẽ biểu đồ cẩn thận. Những gì chúng ta quan sát hàng ngày về việc cái gì chạy tốt cái gì không, tại sao cái này được chọn còn cái kia bị bác, và thế giới vẫn quay khi mọi người nói một đằng làm một nẻo, có thể dẫn đến những hiểu biết tưởng như không đáng kể nhưng lại làm thay đổi mọi thứ. Khi chúng ta tạo ra những ý tưởng sẽ tồn tại trên thế giới, chúng ta phải tính đến thế giới đó, tất cả nó chứ không chỉ là một cái nhìn logic, được cắt lát hay dễ tiếp nhận.
Ta hiểu chuyện bằng bản năng nhiều hơn là ta hình dung, và ta không học mọi thứ từ Britannica, Wikipedia hay Google. Mỗi ngày, ta tiếp cận lượng thông tin khổng lồ mà mình thu thập một cách vô thức. Mặc dù loại dữ liệu khác này mang tính chủ quan, nhưng vẫn hữu dụng cho hành động. Nếu ta tự rèn luyện để quan sát tốt hơn, nếu ta để ý – đến môi trường xung quanh, những người khác, về những gì nhẽ ra không nhưng đã xảy ra, hay những gì nhẽ xảy ra nhưng rốt cuộc lại không – thì những trải nghiệm trần tục nhất của chúng ta có thể thúc đẩy những ý tưởng táo bạo và tuyệt vời nhất.
Dịch từ nguồn