Mười bí ẩn chính về COVID-19, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác

Уличная картина-граффити "Любовь во время коронавируса" в норвежском городе Брюне, работа местного художника Пёбеля
Tranh đường phố “tình yêu thời covid” ở Na-uy. Ảnh trong bài gốc

1/ Rốt cuộc, virus đã xuất hiện như thế nào?

Giả thuyết chính vẫn là SARS-CoV-2 bắt nguồn từ dơi ở Trung Quốc. Nhiều coronavirus có trong dơi, và một vài trong số đó đã gây ra dịch bệnh, chẳng hạn năm 2002. Tuy nhiên, coronavirus mới phải truyền qua một loài động vật khác trước khi có khả năng lây nhiễm sang người – và việc tìm kiếm vật chủ trung gian này vẫn chưa thành công. Các xét nghiệm lấy từ động vật được bán ở “chợ tươi” Vũ Hán, nơi được cho là điểm khởi đầu của sự lây truyền vi rút sang người vào đầu năm 2020, đã không xác định được nó. Đồng thời, nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng virus có nguồn gốc nhân tạo và “tình cờ trốn thoát” khỏi một phòng thí nghiệm nổi tiếng ở cùng thành phố – và chính quyền Trung Quốc đã hiểu ra mọi thứ sớm hơn nhiều so với khi họ thông báo cho phần còn lại của thế giới .

2/ Đại dịch rốt cuộc sẽ kết thúc như thế nào, nếu kết thúc?

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, nếu các chính phủ trên thế giới, dưới áp lực của nhiều hoàn cảnh, chọn chiến lược “chung sống với coronavirus”, thì mùa hè tới, tỷ lệ mắc bệnh ở hầu hết các quốc gia sẽ vượt quá mức tương ứng của giai đoạn 2020. Những người trẻ tuổi không có các yếu tố rủi ro nào (và do đó, chưa được chủng ngừa) có nguy cơ cao nhất. Điều này có thể buộc cả châu Âu phải thay đổi cách tiếp cận và cuối cùng lấy ví dụ từ các quốc gia châu Á, vào đầu năm 2020, chỉ trong vài ngày, đã thực hiện các biện pháp nghiêm khắc, hà khắc nhất để hạn chế sự lây lan của coronavirus – từ việc đóng đinh vào cửa ra vào của căn hộ người bệnh cho đến giới nghiêm 24/24 giờ.

3/ Tỷ lệ tử vong rốt cuộc là bao nhiêu?

Cho đến nay, tỷ lệ tử vong chung do COVID-19 dao động từ 0,5% đến 1% tổng số người nhiễm bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất liên quan đến độ tuổi. Ở những người trên 80 tuổi, nó dao động từ 25 đến 50%. Ở những người từ 50 đến 70 tuổi, tỷ lệ này là 10%, đặc biệt là khi có thêm các yếu tố gây trầm trọng như bệnh phổi và tim, tiểu đường hoặc béo phì. Và gần một nửa số người trong độ tuổi này mắc các bệnh như vậy. Trong số dưới 50 tuổi, tỷ lệ tử vong là khoảng một trường hợp trên nghìn người, gần với tỷ lệ của các loại cúm thông thường.

4/ Rốt cuộc, loại coronavirus này lây truyền như thế nào?

Kể từ mùa hè 2020, một số nghiên cứu lớn đã được công bố về chủ đề này – tuy nhiên, vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn nào. Một số bác sĩ tin rằng con đường lây truyền chính của bệnh là các giọt nước bọt (ví dụ như khi hôn và sử dụng chung đồ dùng), trong khi đường khí dung (tức là nếu bệnh nhân hắt hơi hoặc ho bên cạnh) đóng vai trò thứ yếu. Không có sự đồng thuận trong giới y học về việc liệu SARS-CoV-2 có lây truyền qua các bề mặt bị ô nhiễm hay không – và chúng tồn tại và có thể lây nhiễm trên các bề mặt đó trong bao lâu.

5/ Rốt cuộc, bệnh có chữa được không, và chữa thế nào?

Trong năm qua, dường như các bác sĩ đã thử trên bệnh nhân tất cả các loại thuốc phù hợp từng biết, đã được dùng để điều trị cả sốt rét lẫn chấy rận. Bao gồm cả những loại thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng – và trong hầu hết các trường hợp đã không có kết quả tích cực đáng kể. Từ chloroquine và hydroxychloroquine đến dexamethasone, và từ ivermectin đến colchicine. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù sao người ta cũng đã chứng minh được rằng trong số những người ở tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch, những loại thuốc này làm giảm tỷ lệ tử vong và nhu cầu “thở máy xâm nhập” (tức là kết nối với máy thở) một cách khó hiểu.

6/ Rốt cuộc, miễn dịch kéo dài bao lâu?

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng gần 95% những người bị bệnh với COVID-19 đúng là có phát triển các kháng thể, số lượng kháng thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Và chúng vẫn có thể được tìm thấy 6 tháng sau, ngay cả ở những người đã mắc bệnh nhẹ nhất. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn không thể cho biết lượng kháng thể cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm là bao nhiêu.

7/ Tại sao một số trường hợp bệnh cực kỳ nghiêm trọng, trong khi số khác hoàn toàn vô hại?

Sau một năm, các bác sĩ đã đưa ra kết luận rằng, diễn biến xấu đi của bệnh phụ thuộc vào phản ứng miễn dịch của cơ thể – tuy nhiên, phản ứng này rất khó dự đoán. Lúc trước, nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân chết được cho là “cơn bão cytokine”, tức là sự kích hoạt quá mức của các protein chịu trách nhiệm phát tín hiệu trong tế bào trong quá trình viêm. Tuy nhiên, hiện nay một lý thuyết mới đã xuất hiện – rằng vai trò chính được thực hiện bởi “tự kháng thể”, tức là các kháng thể đặc hiệu được hướng một cách kỳ lạ đến việc chống lại chính cơ thể người bệnh.

8/ Rốt cuộc, việc đột biến của coronavirus mới có nguy hiểm không?

Tháng 12/2020, các bác sĩ đã phát hiện ra một đột biến mới của coronavirus SARS-CoV-2 ở Anh, lây lan với tốc độ nhanh hơn và đòi hỏi người dân phải thận trọng hơn nữa. Các phân loài mới của coronavirus này có thể lây nhiễm cao hơn 70% so với phân loài cũ, tuy nhiên, theo các bác sĩ, cho đến nay không có gì cho thấy nó nguy hiểm hơn về tỷ lệ tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Và ở Nam Phi, từ tháng 10 năm ngoái, một đột biến khác đã được xác định – đó là chủng 501.V2. Hiện loại coronavirus này thống trị toàn bộ Nam Phi. Nó sẽ nguy hiểm như thế nào khi bùng phát ra khỏi khu vực?

Trong khi đó, cái gọi là “vắc-xin RNA”, hiện đã bắt đầu được sử dụng để tiêm chủng ở các nước phương Tây, có lợi thế hơn các loại khác: các kháng thể được tạo ra với sự trợ giúp của chúng dễ dàng thích nghi hơn với các chủng vi rút mới, nếu nhu cầu phát sinh. Hay đó chỉ là tuyên bố của các nhà sản xuất? Hơn nữa, những điều trên không áp dụng cho tất cả các công nghệ sản xuất vắc xin.

9. Rốt cuộc, trẻ em có vai trò gì trong việc lây lan dịch bệnh?

Ví dụ, một nghiên cứu của Đại học Geneva trên một nghìn trẻ em và thanh thiếu niên từ 0-18 tuổi, đã chứng minh rằng tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ em trên 6 tuổi (23%) gần như tương đồng với tỷ lệ chung của dân số (22%). ). Silvia Stringini, trưởng phòng thí nghiệm dịch tễ học cộng đồng tại Đại học Geneva cho biết: “Bạn không thể chỉ nhìn vào số trường hợp được xác nhận ở trẻ em và kết luận rằng chúng không bị nhiễm bệnh. Vì chúng có nhiều khả năng phát triển bệnh hoàn toàn không có triệu chứng, nên chúng chỉ đơn giản là ít được xét nghiệm hàng loạt. Một câu hỏi vẫn chưa được trả lời: vai trò thực sự của trẻ em trong việc lây truyền bệnh trong xã hội là mức nào?”

10/ Rốt cuộc, vật nuôi có lây nhiễm không?

Danh sách các loài động vật có các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận tiếp tục tăng lên – trong số đó có chó, mèo, chồn, sư tử, hổ và khỉ đột sống trong các vườn thú. Điều này cho thấy có khả năng lây nhiễm bệnh từ người sang động vật (cái gọi là “bệnh từ động vật ngược – reverse zoonosis”), cũng như tính nhạy cảm đặc biệt với vi rút trước tiên là ở các động vật ăn thịt, đặc biệt là từ họ Chồn. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 lây lan hạn chế ở chó và mèo, nhưng các vụ bùng phát đáng kể đã được báo cáo, ví dụ như ở các trang trại nuôi chồn hương, đặc biệt là ở Đan Mạch, nơi hàng triệu con vật đã bị giết.

Lược dịch từ bài tiếng Nga trên Radio Svoboda, ra 4h trước.

Leave a Reply