Ảnh hưởng của đồng bọn (với trẻ)

Sự gắn bó (attachment) là điều tối quan trọng với trẻ nhỏ. Chính vì chúng chưa thể tự thân vận động, nên phải gắn bó với một người lớn. Sự gắn bó vật lý trong dạ con là cần thiết cho đến khi cái thai sẵn sàng được sinh ra. Tương tự như thế, những đứa trẻ của chúng ta cần được gắn bó về mặt tâm lý xã hội với ta cho đến khi có thể tự đứng trên đôi chân của mình, có thể tự tư duy và định hướng cho mình.

Sự gắn bó cho phép trẻ “đi nhờ xe” với người lớn, là những người nói chung có khả năng định hướng và hành động tốt hơn. Bố mẹ là la bàn tốt nhất của trẻ – hoặc một người bảo trợ, hoặc thầy cô, có nhiệm vụ thay thế bố mẹ.

Khi lớn, trẻ sẽ trở nên gắn bó với đồng bọn (peer – người ngang hàng) hơn. Khi đó, trẻ sẽ muốn được ở bên và được giống người kia, và đồng bọn đó, bất kể là cá nhân hay nhóm, sẽ trở thành la bàn định hướng của trẻ. Chừng nào trẻ còn chưa tự định hướng được, chúng sẽ tìm cách gần gũi đồng bọn kia, quan sát để học cách hành xử, ăn mặc, nói và làm. Đồng bọn sẽ là trọng tài quyết định cái gì là tốt, cái gì xảy ra, cái gì quan trọng, hay thậm chí quyết định việc đứa trẻ tự coi mình là ai.

Do đó, khi trẻ còn bé (ở trạng thái parent attached), bố mẹ có thể kiểm soát được trẻ (thiên về control), nhưng khi trẻ lớn và trở nên gắn bó với đồng bọn (peer attached), bố mẹ không thể kiểm soát nhiều được, mà phải xây dựng mối quan hệ với trẻ (relationship) và cả với đồng bọn, để nắm được thông tin và có tác động thích hợp (mất công hơn nhiều so với control).

Nguồn: https://sites.google.com/site/childrenslifeonline/home/the-filter

 

.

1 thought on “Ảnh hưởng của đồng bọn (với trẻ)

  1. Pingback: 7 lời khuyên để giữ quan hệ với trẻ tuổi teen | Phan Phuong Dat

Leave a Reply