Category Archives: Trẻ con

Các bài liên quan đến nuôi, dạy và chơi với trẻ con

Vũ Tam Tập. Tính thành-thực của người Nam (1924)

Bài viết của cụ Vũ Tam Tập (bút danh Tuấn Đình, 1896-1976) từ 100 năm trước, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

SÁCH HAI THỨ TIẾNG CỦA HỘI VIỆT NAM THANH NIÊN
NHỮNG CUỘC ĐÀM ĐẠO Ở HVNTN

Continue reading

(Review sách) Nguyên tố – theo đuổi Đam mê sẽ giúp bạn hạnh phúc và thành công

Giới thiệu

Nguyên tố (element) là khái niệm do Ken Robinson, nhà nghiên cứu giáo dục người Anh, đề xuất. Ông đã viết 2 cuốn sách về chủ đề này. Cuốn đầu tiên có tên “The element – how finding your passion changes everything” ra mắt năm 2009, cuốn sau là “Finding your Element – how to discover your talents and passions and transform your life” ra mắt năm 2013. Cuốn đầu giới thiệu về khái niệm, cuốn sau là sách hướng dẫn đi tìm nguyên tố cho bản thân. Cuốn đầu được xuất bản tiếng Việt năm 2017 dưới tiêu đề “Bí quyết khơi dậy đam mê làm thay đổi cuộc sống. Môi trường lý tưởng”. Ngoài ra, hình như còn có một số bản dịch khác được phổ biến trên mạng. Bản dịch có những chỗ dịch sai hoặc chưa truyền đạt hết ý tác giả, nên bạn đọc cần lưu ý khi đọc.

Continue reading

Bốn loại cha mẹ vị kỷ và ảnh hưởng đến con cái

Nếu trẻ lớn lên trong một gia đình có cha mẹ vị kỷ (egocentric), thì khi trưởng thành, chúng có khả năng phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực kéo dài của mối quan hệ không lành mạnh này. Nhà trị liệu tâm lý Nina Brown đưa ra những công cụ thiết thực để giúp bạn nhận ra những hậu quả này. Cuốn sách của Brown “Họ sẽ KHÔNG thay đổi” nói về phản ứng của trẻ em đối với các kiểu nuôi dạy con khác nhau.

Continue reading

“Bi kịch của đứa trẻ tài năng” – nên đọc, nhưng…

Sách của nhà tâm lý học Alice Miller bắt đầu được xuất bản ở Việt Nam, với cuốn đầu tiên là “Bi kịch của đứa trẻ tài năng”. Những ai quan tâm đến việc hiểu chính mình và nuôi dạy con nên tìm đọc, nhưng cần chú ý về một số lỗi dịch và những chỗ cần lưu ý khác, được nhắc trong bài viết này.

Continue reading

Tutberidze – HLV của các nữ vô địch trượt băng Olympic

Eteri Tutberidze và Kamila Valieva sau buổi biểu diễn, ngày 17 tháng 2 năm 2022. Ảnh: Sergey Bobylev / TASS

Eteri Tutberidze là huấn luyện viên của ba cô gái Nga – ba nữ vô địch Olympic Mùa đông các kỳ 2014, 2018 và 2022. Đó là chưa kể vô số danh hiệu vô địch thế giới và châu Âu. Cô đã làm sống lại lĩnh vực trượt băng nghệ thuật nữ của Nga. Phương pháp huấn luyện khắc nghiệt của cô cũng nhận được vô số chỉ trích cả trong và ngoài nghề. Xin dịch và giới thiệu một bài viết hiếm hoi về người phụ nữ kín tiếng và đại tài này. Bản dịch dành tặng Diệu Hương – cô bé yêu trượt băng nghệ thuật.

Continue reading

Uy và quyền của nhà giáo

Chút cảm nghĩ nhân ngày 20/11/2021

Để giáo dục trẻ con, các thầy cô giáo cần uy và quyền. Uy là uy tín, hình ảnh của thầy cô, gồm các phẩm chất và tri thức. Bọn trẻ cảm thấy uy tín của người thầy, tự nhiên kính trọng và nghe lời.

Quyền là quyền lực gây ảnh hưởng lên bọn trẻ. Khi đủ uy, các thầy cô ít khi sử dụng đến thứ này. Bà Thatcher nói: quyền lực cũng như nữ tính, nếu bạn phải nói ra là bạn có nó, thì tức là bạn không có. Khi uy tín không đủ, cảm thấy bọn trẻ không phục, “chống đối”, các thầy cô sẽ dùng đến quyền lực. Lạm dụng quyền lực là biểu hiện của thiếu uy, và của sự bất lực.

Để xây dựng uy tín, các thầy cô sẽ chăm lo cho hình ảnh của bản thân, các phẩm chất và tri thức. Bọn trẻ chỉ thấy thầy cô trong một số bối cảnh nhất định, khi hình ảnh được kiểm soát, và tương thích với những lời dạy. Chính vì thế nên bụt chùa nhà mới không thiêng, bản thân các thầy cô khó dạy con mình, vì tất nhiên chúng biết hết mọi thứ về họ, cả những hạn chế về phẩm chất và tri thức.

Ở thời đại 4.0, bỗng nhiên tụi học trò biết hơn rất nhiều về thầy cô mình. Có hai lý do. Thứ nhất là các thông tin riêng tư bị phơi bày. Nếu trước kia các thầy cô nói chuyện riêng với nhau thoải mái và bọn trẻ không thể biết, cố tìm biết là trọng tội nghe lén, thì ngày nay bọn chúng có thể thấy dễ dàng trên mạng xã hội. Quan sát các thể hiện của thầy cô trên Facebook, chúng sẽ điều chỉnh hình ảnh của họ trong đầu. Thứ hai, kiến thức trở nên lỗi thời. Các thầy cô khó còn có thể biết nhiều hơn học sinh như trước, thậm chí có nhiều thứ tụi trẻ giỏi hơn.

Vì thế, uy tín bị ảnh hưởng nhiều. Trong bối cảnh này, khi cảm thấy sự ngờ vực của trẻ đối với uy danh mình, các thầy cô sẽ có xu hướng sử dụng quyền lực. Khi đó, thay vì sự kính trọng, sẽ chỉ còn sự cam chịu. Không có tin cậy và cởi mở, việc học sẽ không xảy ra.

Như vậy, bản thân nghề nhà giáo đang thay đổi rất nhiều. Xu hướng có lẽ sẽ là, thầy cô coi bọn trẻ như người lớn, biết về họ nhiều hơn họ tưởng, có chủ kiến riêng cần được tôn trọng, có kiến thức ngang mình. Hướng dẫn chúng học và học cùng chúng. Mà học cùng tức là luôn sẵn sàng nhận mình sai. Thầy cô không phải là người chở đò nữa, mà là người đồng hành lớn tuổi kiên nhẫn, luôn tìm cách lui lại một chút về phía sau.

Chuyện một bức vẽ của trẻ con

Đang làm việc, tôi nhận được cuộc gọi từ nhà trẻ đề nghị đến đón con gái Nika sớm hơn bình thường.

– Có chuyện gì thế? – Tôi hỏi. – Nika bị sao à?

– Con gái chị ổn, nhưng chúng tôi cần nói chuyện với chị. – Giọng cô giáo nghe rất lạnh.

Tôi cố gắng tập trung vào công việc, không ăn thua. Tôi bỏ dở và chạy đến nhà trẻ. Ở đó, mọi người liếc tôi và bảo đến gặp bác sĩ tâm lý. Bác sỹ tâm lý thở dài, nhìn tôi như nhìn một học sinh lười, và đưa cho tôi một bức tranh trẻ con:

– Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, mỗi em tự vẽ gia đình của mình. Tất cả vẽ về những người mà các em sống cùng, một số còn vẽ cả họ hàng. Và đây là tranh của con gái chị.

Tôi nhìn bức tranh. Phải nói rằng Nika không thích vẽ, và nó vẽ không đẹp ngay cả so với tuổi. Tóm lại, ba hình người theo phong cách “que tay-que chân-dưa chuột”. Nhưng kèm theo chú thích, vì con gái đã biết chữ và đang tập viết. Nó viết: “Bố”, “Bà Olya”, “Tôi”. Hết.

– Chị hiểu không? – chuyên gia tâm lý hỏi. – Chị không có mặt. Đơn giản là không. Chị không tham gia vào cuộc sống của bé, không có mặt. Cuộc sống của cô bé có bố và bà, nhưng cần cả mẹ nữa! Rất cần! Hơn nữa, chị đâu có sống ở chỗ khác…

Và cứ thế. Trong khoảng mười lăm phút họ phê bình tôi, yêu cầu thay đổi thái độ của tôi với đứa trẻ. Hai mẹ con rời nhà trẻ đi về. Nika ríu rít, tôi thì dở sống dở chết. Tôi cứ nghĩ mãi – sao lại thế? Kể từ khi sinh nó, tôi chưa xa nó một ngày nào. Tôi đã mừng vì có nó. Tôi yêu nó hơn bản thân, đọc sách cho nó, đưa đi khắp nơi, ở nhà cùng nấu ăn và dọn dẹp, cùng đưa chó đi dạo. Con bé dịu dàng, tốt bụng. Sao lại thế được? Cuối cùng, tôi không chịu được nữa.

– Nika yêu, – Tôi cố giữ giọng bình tĩnh. – Hôm nay con cùng cô Oksana vẽ tranh…

– Vâng ạ. – nó xác nhận.

– Vậy tại sao con chỉ vẽ mình với bố và bà, không có mẹ?

– Mẹ ơi, tại mẹ đẹp quá! – Nika nói. – Mà con không thể vẽ đẹp như vậy!

(dịch từ nguồn Facebook tiếng Nga)

Alice Miller, nhà phân tâm học, qua đời ở tuổi 87. Người quy các vấn đề của con người cho hành vi của cha mẹ

Bài cáo phó trên The New York Times, by William Grimes. April 26, 2010.

Alice Miller, nhà phân tâm học, người đã định vị lại gia đình như là nơi khởi nguồn của rối loạn chức năng, với lý thuyết của bà rằng quyền lực và sự trừng phạt của cha mẹ là căn nguyên của hầu hết các vấn đề của con người, đã qua đời tại nhà riêng ở Provence vào ngày 14 tháng 4. Bà thọ 87 tuổi.

Continue reading

Chấn thương thời thơ ấu

Alice Miller, Ph.D.

Từ khi còn niên thiếu, tôi đã tự hỏi tại sao nhiều người lại lấy làm vui khi hạ nhục người khác. Rõ ràng là có nhiều người nhạy cảm với nỗi đau của người khác, chứng tỏ sự thôi thúc có tính chất hủy hoại làm tổn thương người khác không phải là một khía cạnh phổ biến của bản chất con người. Vậy tại sao một số người lại có xu hướng giải quyết vấn đề của mình bằng bạo lực, trong khi những người khác thì không?

Continue reading