Bản đồ và la bàn

Bài viết của Seth Godin:

Chẳng phải thật tuyệt vời sao, nếu ta luôn có bản đồ cho mọi thứ? Một bộ hướng dẫn từng bước về cách đi từ chỗ này đến chỗ kia, bất kể ta đang ở đâu và bất kể muốn đi đâu.

Steve Pressfield kể câu chuyện kỳ ​​diệu này:

Một tay súng Ghurka trốn khỏi nhà tù Nhật ở miền nam Miến Điện và đi sáu trăm dặm một mình qua những khu rừng để tìm đến tự do. Cuộc hành trình dài 5 tháng, nhưng anh ta không hề hỏi đường và không bao giờ lạc đường. Thứ nhất, vì anh ta không nói tiếng Miến và thứ hai, vì anh ta coi tất cả người Miến Điện là phản bội. Anh ta đã sử dụng một tấm bản đồ và khi tới được Ấn Độ, anh đã đưa nó cho các sĩ quan Tình báo, những người muốn biết tất cả về cuộc phiêu lưu của anh ta. Anh đã đánh dấu bằng bút chì tất cả ngã rẽ mà mình đã thực hiện, tất cả đường và lối mòn đã đi, tất cả các con sông đã băng qua. Nó đã rất có ích cho anh, tấm bản đồ đó. Nhưng các sĩ quan Tình báo thì không thấy nó hữu ích. Vì đó là bản đồ đường phố của London.

Tôi thích câu chuyện này.

Kết thúc có hậu đến từ sự thấu hiểu la bàn, chứ không phải sự hiện diện của một tấm bản đồ hữu ích.

Nếu bạn có bản đồ sai, la bàn đúng sẽ đưa bạn về nhà nếu bạn biết cách dùng.

Bạn đang đi đâu?

Sợ phải tìm tòi, sợ thất bại, sợ đi nhầm đường, nên cả đời ta loay hoay chuẩn bị bản đồ.

Ta cho trẻ con học đọc học viết trước khi vào lớp một.
Ta cho chúng học văn mẫu, làm các dạng toán mẫu để nhanh chóng có lời giải “đúng”, khỏi phải loay hoay tìm.
Ta bảo bọc cho trẻ tránh khỏi mọi thất bại vấp váp, và coi đó là thành tích.

Nhưng cuộc đời là một hành trình không có bản đồ, hành trình vào vùng đất mới mà ta phải tự tìm lối đi riêng. Cái hữu ích là la bàn chứ không phải bản đồ.

Trong công việc, mở một shop mới, chi nhánh mới, cơ sở mới thì nên sử dụng bản đồ. Bạn hầu như chắc chắn các bước tiếp theo là gì và có thể chờ đợi gì. Nhưng khởi nghiệp một việc chưa có tiền lệ, thì bạn phải dùng la bàn. Thật vô nghĩa khi ép cho nó một bản đồ dưới dạng một kế hoạch năm chi tiết với yêu cầu hoàn thành gần 100%.

Còn dở hơi hơn khi chính người khởi nghiệp tưởng mình có bản đồ, cứ phăm phăm đi theo kế hoạch, mà không đánh dấu bút chì các ngã rẽ như tay Ghurka kia. Đánh dấu chính là học.

Ngày mới bắt đầu, chiến lược “dò đá qua sông” của FSOFT đã bị phê phán gay gắt, cũng là mâu thuẫn giữa la bàn và bản đồ.

Người chỉ quen dùng bản đồ có tư duy hội tụ, người dùng la bàn có tư duy phân nhánh.

Bản đồ dẫn bạn đến chỗ an toàn và đã nhiều người biết. La bàn dẫn bạn đến vùng đất mới.

Magnetic North Pole is not the same as the Geographic North PoleImage result for compass

Leave a Reply