Review sách: Cha mẹ độc hại

Skybooks phát hành, 2018

Con cái được dạy và định hướng bởi xã hội rằng chúng phải yêu quý, biết ơn, nghe lời, phục tùng bố mẹ gần như tuyệt đối. Có một câu nói rất phổ biến và được tung hô nhiều “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là câu nói không đúng và nguy hiểm vì gây ảo tưởng.

Trong cuốn “cha mẹ độc hại” (toxic parents), tác giả nêu ra và phân tích các loại cha mẹ bạo hành và gây tổn thương tâm lý suốt đời cho con trẻ, bao gồm các loại cha mẹ kiểm soát từng li từng tý, bạo hành lời nói, thể xác, tình dục, v.v. Sau đó, ở phần 2, tác giả đưa ra các hướng dẫn để người đọc-nạn nhân tự chữa lành cho mình, hoặc đi tìm sự trợ giúp.

Có một điểm cần lưu ý là tác giả tỏ thái độ gay gắt hơi quá đối với các bố mẹ trong câu chuyện, và đánh giá động cơ hành vi của họ là tiêu cực. Có thể đó là vì tác giả muốn đẩy sự phẫn nộ của người đọc lên cao trào, ngõ hầu vượt qua được rào cản tâm lý về bố mẹ mình. Trong thực tế, có thể các bố mẹ có động cơ tốt, muốn tốt cho con cái nhưng đã hành động theo cách gây tổn thương cho chúng.

Tác giả cũng chỉ ra sai lầm của Freud (như Alice Miller đã chỉ ra) cho rằng các chuyện lam dụng tình dục là do trẻ con tưởng tượng ra chứ không có thật. Sai lầm này đến nay vẫn còn gây ra hậu quả là những chuyện như vậy bị che giấu hoặc bỏ qua.

Nếu bạn không phải là nạn nhân của bạo hành gia đình thuở nhỏ, thì cũng nên đọc để biết để có cách yêu thương và chăm sóc con cái đúng, và giúp những người đã từng bị tổn thương.

Tác giả có dẫn 2 cuốn sách nổi tiếng của nhà tâm lý học Alice Miller, Prisoners of Childhood và For Your Own Good – các độc giả nên tìm đọc để hiểu rõ hơn các cơ chế tâm lý trong vấn đề bạo hành và gây tổn thương cho trẻ nhỏ.

Tham khảo bài review tiếng Việt chi tiết hơn.

Leave a Reply