Hôm qua 8/12, FPT Educamp lần thứ 6 đã diễn ra với chủ đề DX in Edu (chuyển đổi số trong giáo dục). Có nhiều tham luận đề cập đến học trực tuyến. Xét thấy có nhiều quan điểm vẫn dừng ở mức sử dụng CNTT để hỗ trợ cho các quá trình hiện tại (giảng dạy, đánh giá, hỗ trợ người học, v.v.), tôi xin chia sẻ quan điểm cá nhân về “chuyển đối số” trong dạy và học. Continue reading
Tag Archives: chuyển đổi số
Chuyển đổi số và giáo dục
Trên đường về nhà ở Sóc Sơn, tôi phải đi ngang qua nhà bưu điện xã. Như tất cả các bưu điện khác, nó từng là một trong những nơi tấp nập nhất và nay đã bỏ hoang. Nhu cầu thư tín và điện thoại đã được công nghệ thay thế, còn nhu cầu gửi nhận bưu phẩm thì người ta có thể thực hiện ở nhà. Trong mọi trường hợp, người dùng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Vì k0 có ảnh chụp Bưu điện kể trên nên dùng tạm ảnh minh họa, nguồn sggp.org.vn
Qua ví dụ này, có thể thấy hai xu hướng do công nghệ, cũng có thể gọi là “chuyển đổi số”, gây ra. Thứ nhất là các nhu cầu liên quan đến thông tin sẽ được thực hiện bằng các thiết bị cầm tay cá nhân, thứ hai là các nhu cầu khác, bởi sự ứng dụng công nghệ của các nhà cung cấp dịch vụ, sẽ được đưa đến tận nhà người dùng.
Đọc sách cũng là một nhu cầu thông tin, và các thư viện cũng như hiệu sách đã phải đóng cửa hoặc chuyển sang hoạt động khác. Nếu ai có ý thức chủ động trong việc đọc sách, thì thời đại internet là thiên đường. Tuy nhiên, thực tế là các bậc phụ huynh thời nay lại cố gắng mua sách giấy cho con mình, để ép và khuyến khích đọc. Điều này xảy ra là vì những người đọc này không tự giác, cần một sự ép buộc. Nhu cầu ép buộc này đối nghịch với hai xu hướng nêu trên.
Tương tự như với bưu điện và thư viện, sự dịch chuyển đang dần xảy đến với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc học là một quá trình thông tin, và đôi khi đòi hỏi tương tác với máy móc và vật chất. Người học có thể chia làm hai nhóm: tự giác và không (chưa) tự giác. Nhóm sau sẽ vẫn cần đến trường để có một sức ép học tập, nhóm đầu thì sẽ tự do sử dụng thời gian của mình sao cho hiệu quả nhất. Thay vì phải ở ký túc xá hay đi đến trường, chọn chương trình cố định, ngồi nghe giảng trong khung giờ nhất định bởi một thầy giáo, họ có tự do về thời gian, không gian, tự do lựa chọn chương trình, môn học và cả thầy. Nhu cầu thực hành có lẽ sẽ được đưa đến gần nhà người học bởi các dịch vụ mới, hoặc được cung cấp bởi các công ty trong ngành. Các dịch vụ này sẽ độc lập với nhà trường, cho bất kỳ ai có nhu cầu chứ không chỉ sinh viên.
Bậc học phổ thông là bắt buộc nên xu hướng này ít ảnh hưởng, đa số học sinh vẫn cần phải đến trường chứ không tự chủ được. Bậc học trên phổ thông sẽ có thay đổi lớn, sinh viên sẽ dần chủ động hơn trong việc lên kế hoạch cho mình, kết hợp học với làm, liên tục điều chỉnh nội dung học theo nhu cầu mà người học ngày càng hiểu rõ hơn thông qua việc đi làm và ứng dụng những gì học được. Các giảng đường và ký túc xá sẽ phải chuyển đổi dần công năng, giống như thư viện và bưu điện. Có lẽ chỉ trong vòng 10 năm nữa sẽ thấy rõ.