Tag Archives: parenting

Mở ra đối thoại

Nếu được hỏi, bố mẹ nào cũng nói – thật lòng – là mình luôn sẵn sàng nói chuyện với con. Nhưng trên thực tế họ lại thường hay đóng lại cuộc đối thoại, thay vì mở ra để tiếp tục trò chuyện.

Đó là vì, khi trẻ cảm thấy vướng mắc và bắt chuyện với bố mẹ, thì chúng ta có xu hướng đưa cho chúng lời khuyên (chí lí!) thay vì lắng nghe và tìm hiểu cảm xúc của chúng. Hay khi trẻ có tâm trạng tiêu cực như cáu kỉnh, bực bội, thì chúng ta có xu hướng phản ứng theo kiểu giải thích xem ai có lỗi, hoặc thuyết phục trẻ là vấn đề của chúng không quan trọng. Một khi làm vậy, chúng ta sẽ khép lại cuộc đối thoại, thay vì tiếp tục mở nó ra.

Một cách để không rơi vào tình trạng trên là tránh dùng “you-statement”, tức là tránh bắt đầu câu bằng cụm từ “con phải…, con nên…”. Thay vào đó, ta dùng “i-statement” để diễn tả cảm xúc của bản thân – “bố cảm thấy…”. Tránh đưa ra các phán định (judgement). Đặt các câu hỏi để tìm hiểu thông tin một cách khách quan (inquiry) chứ không phải các câu hỏi kiểu chất vấn, hay để dẫn dắt đến kết luận mà mình đã định sẵn.

Một điều nên tránh nữa: không để rơi vào fact tennis – khi hai bên đưa ra các fact để củng cố cho quan điểm của mình để cố giành phần thắng. Chúng ta thường rơi vào tình trạng này một cách vô thức, do đó cần gọi tên nó ra để bắt đầu kiểm soát ở tầng ý thức.

Bố mẹ cần sẵn sàng làm ‘thùng chứa cảm xúc’ cho con. Chúng có nhu cầu quan trọng rằng bố mẹ có mặt ở bên, biết và chấp nhận những cảm xúc của chúng đồng thời không thấy đó là gánh nặng cho mình. Tương tự như việc các nhà trị liệu tâm lý làm với thân chủ của họ.

(Một vài nội dung từ sách The Book You Wish Your Parents Had Read, của Philippa Perry. Minh họa: sketchplanations.com)