Lời người dịch. Đây là chương 13 trong sách On Becoming a Person của nhà tâm lý học Carl Rogers (tiêu đề bản dịch tiếng Việt là Tiến Trình Thành Nhân). Ông là cha đẻ của liệu pháp lấy thân chủ làm trung tâm (client-centered therapy), và từ đó phát triển ra phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm (student-centered teaching), và tiếp theo là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong mọi giao tiếp.
Bài nói này từ 1952, và bao gồm các suy ngẫm sâu sắc của tác giả về việc dạy và học. Nó đã gây tranh cãi tại thời điểm đó và có lẽ vẫn khiến người đọc ngày nay phải giật mình suy nghĩ lại về những trải nghiệm và cảm nhận của mình, một cách thẳng thắn, tự tin và cầu thị.
Tôi không ưng bản dịch tiếng Việt có sẵn nên đã dịch lại, nhân dịp Ngày Nhà giáo 20/11. Trong bài, các chữ có ý nhấn mạnh là của nguyên tác.
Category Archives: Tâm lý học
Ý lực (conation) là gì?
Tâm lý học xác định và nghiên cứu ba thành phần của tâm trí (trilogy of mind): nhận thức (cognition), tình cảm (affect) và ý lực (conation – tiếng Trung là 意动 – Ý Động). Nhận thức là quá trình biết và hiểu – mã hóa, lưu trữ, xử lý và truy xuất thông tin. Nó thường được liên kết với câu hỏi “what” (ví dụ: chuyện gì đã xảy ra, chuyện gì đang xảy ra, ý nghĩa của thông tin đó là gì.)
Continue readingTop 100 nhà tâm lý học của thế kỷ 20
Năm 2002, tạp chí Review of General Psychology đã xếp hạng 100 nhà tâm lý học lỗi lạc nhất thế kỷ 20. Việc xếp hạng dựa trên tần suất xuất hiện của ba yếu tố: trích dẫn trong các tạp chí, trích dẫn trong các sách giáo khoa nhập môn TLH, và kết quả khảo sát. Khảo sát đã được gửi tới 1.725 thành viên của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), đề nghị liệt kê những nhà tâm lý học hàng đầu của thế kỷ.
Continue readingCảm xúc và Bánh xe Cảm xúc
Cảm xúc (emotion) là gì?
Cảm xúc được định nghĩa là một giai đoạn gồm những thay đổi đồng bộ của trạng thái của tất cả hoặc hầu hết 5 tiểu hệ cơ thể, như một lời đáp sau khi tâm trí đánh giá một sự kiện kích thích bên ngoài hoặc bên trong mà có liên quan đến mối quan tâm chính của cơ thể. Năm tiểu hệ (thành phần) là:
Continue readingMở ra đối thoại

Nếu được hỏi, bố mẹ nào cũng nói – thật lòng – là mình luôn sẵn sàng nói chuyện với con. Nhưng trên thực tế họ lại thường hay đóng lại cuộc đối thoại, thay vì mở ra để tiếp tục trò chuyện.
Đó là vì, khi trẻ cảm thấy vướng mắc và bắt chuyện với bố mẹ, thì chúng ta có xu hướng đưa cho chúng lời khuyên (chí lí!) thay vì lắng nghe và tìm hiểu cảm xúc của chúng. Hay khi trẻ có tâm trạng tiêu cực như cáu kỉnh, bực bội, thì chúng ta có xu hướng phản ứng theo kiểu giải thích xem ai có lỗi, hoặc thuyết phục trẻ là vấn đề của chúng không quan trọng. Một khi làm vậy, chúng ta sẽ khép lại cuộc đối thoại, thay vì tiếp tục mở nó ra.
Một cách để không rơi vào tình trạng trên là tránh dùng “you-statement”, tức là tránh bắt đầu câu bằng cụm từ “con phải…, con nên…”. Thay vào đó, ta dùng “i-statement” để diễn tả cảm xúc của bản thân – “bố cảm thấy…”. Tránh đưa ra các phán định (judgement). Đặt các câu hỏi để tìm hiểu thông tin một cách khách quan (inquiry) chứ không phải các câu hỏi kiểu chất vấn, hay để dẫn dắt đến kết luận mà mình đã định sẵn.
Một điều nên tránh nữa: không để rơi vào fact tennis – khi hai bên đưa ra các fact để củng cố cho quan điểm của mình để cố giành phần thắng. Chúng ta thường rơi vào tình trạng này một cách vô thức, do đó cần gọi tên nó ra để bắt đầu kiểm soát ở tầng ý thức.
Bố mẹ cần sẵn sàng làm ‘thùng chứa cảm xúc’ cho con. Chúng có nhu cầu quan trọng rằng bố mẹ có mặt ở bên, biết và chấp nhận những cảm xúc của chúng đồng thời không thấy đó là gánh nặng cho mình. Tương tự như việc các nhà trị liệu tâm lý làm với thân chủ của họ.
(Một vài nội dung từ sách The Book You Wish Your Parents Had Read, của Philippa Perry. Minh họa: sketchplanations.com)
Giới thiệu sách: Cơ thể không bao giờ nói dối, của Alice Miller

Alice Miller (1923-2010) là nhà tâm lý học, tác giả viết sách gốc Do Thái, sinh ở Ba lan và thành danh ở Thụy sỹ. Với 12 đầu sách về chủ đề chấn thương tâm lý thời thơ ấu, bà được cho là đã làm đảo lộn hai thế giới: thế giới của quan hệ cha mẹ – con cái và thế giới của phân tâm học. Bà đã chỉ ra rằng, thứ nhất, hệ thống các quan niệm truyền thống và điển hình về mối quan hệ cha mẹ-con cái không chỉ sai lầm, mà còn là một hệ thống các ảo tưởng rất nguy hiểm, mà việc đi theo nó sẽ dẫn các quá trình phát triển nhân cách vào ngõ cụt đau đớn. Và thứ hai, những quan niệm phân tâm học truyền thống về các vấn đề của quan hệ con cái-cha mẹ và phương tiện giải quyết chúng cũng ảo tưởng và sai lầm nốt, và không thể là cơ sở cho liệu pháp tâm lý hiệu quả. Đến nay thì hai chủ đề trên cũng không còn mới, nhưng vào thời điểm đầu những năm 198x khi cuốn Bi kịch của đứa trẻ tài năng – cuốn sách đầu tay của Miller – ra mắt, nó đã gây chia rẽ và tranh cãi kịch liệt.
Continue readingVai trò thiết yếu của Chứng nhân Khai sáng trong xã hội
Giới thiệu của DatPP: bài viết ngắn của A. Miller giải thích về 2 khái niệm quan trọng trong lý thuyết của bà: chứng nhân giúp đỡ (helping witness) và chứng nhân khai sáng / giác ngộ (enlightened witness).
Continue readingThung lũng Quái đản (Uncanny Valley) là gì?
Đa số các bài tiếng Việt trên Internet dịch là Thung lũng Kỳ lạ, nhưng theo tôi phải dịch là Quái đản. Bài wikipedia tiếng Trung viết là Khủng Bố Cốc (恐怖谷). Nội dung dưới đây chắc sẽ giải thích được là tại sao.
Continue readingThuyết định hướng giá trị của Kluckhohn F. và Strodtbeck F.
Thuyết định hướng giá trị (value orientation theory) là một lý thuyết được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu liên văn hóa, lần đầu được các tác giả đề cập trong cuốn sách Variations in value orientations năm 1961.
Continue readingĐiều nên chú ý khi học các môn khoa học xã hội
Thời gian gần đây, tôi tìm học Tâm lý học và Nhân học Văn hóa, và nhận thấy một số điều có thể hữu ích cho những người đang học như tôi.
Nói chung, khi học bất kỳ môn khoa học gì, ta cũng cần hiểu được các khái niệm và quan hệ giữa chúng, và hình thành một bản đồ trong đầu, gồm các điểm và các đường nối. Có sự khác biệt lớn trong quá trình dựng bản đồ giữa các môn KH tự nhiên và KH xã hội.
Với môn KHTN, các khái niệm là rất rõ ràng và chặt chẽ, nên ta có thể vẽ từng điểm một cách chắc chắn, rồi nối chúng lại. Với môn KHXH, các khái niệm rất trừu tượng, mơ hồ và phải dựa vào nhau để làm rõ, nên ta không thể chốt từng điểm một cách chắc chắn.
Cách học ở đây là, các điểm (khái niệm) chỉ có thể được làm rõ khi các đường nối (quan hệ) được rõ dần. Như vậy, ta phải chấp nhận bắt đầu bằng một bản đồ rất mung lung, rồi từng bước một cùng lúc làm rõ hơn các đường và các điểm, cứ thế lặp đi lặp lại để tấm bản đồ rõ nét dần. Cảm giác hoang mang và bối rối là dễ hiểu trong quá trình này.
Quá trình này giống như sự hình thành của một lưới neuron, các neuron phát triển đồng thời với những kết nối giữa chúng.
Một nguyên nhân của khó khăn trong việc học các môn KHXH có lẽ là vì ở trường phổ thông ta chỉ quen với việc học môn KHTN. Các môn như Sử, Địa ở trường phổ thông là môn học ghi nhớ và suy luận, chứ không phải về các khái niệm khoa học trừu tượng. Một nguyên nhân nữa là tiếng Việt thiếu một hệ thống thuật ngữ KHXH đầy đủ và nhất quán, các khái niệm được dịch mỗi lúc một kiểu.
