Một tổ chức, mỗi khi có sự cố xảy ra, thì xúm xít vào xử lý. Ở những tổ chức không coi trọng process, sẽ hoàn toàn dựa vào cá nhân để xử lý, nhảy ngay vào vấn đề mà bỏ qua các bước theo process, làm xong thì thở phào nhẹ nhõm cho đến sự cố tiếp theo.
Theo tác giả Seth Godin, bản thân cái process để xử lý sự cố quan trọng hơn là việc xử lý một sự cố cụ thể. Có ý cuối rất hay: khi bàn về process xử lý sự cố, chúng ta ở cùng bên, còn khi bàn về sự cố, chúng ta thường ở 2 bên ‘chiến tuyến’ (http://sethgodin.typepad.com/seths_blog/2014/06/can-we-talk-about-process-first.html)
Lược dịch bài của Seth Godin:
Việc nhảy ngay vào vấn đề thường rất cám dỗ, nhất là khi bạn đoan chắc là bạn đúng.
Thách thức ở chỗ, các tổ chức thịnh vượng được xây dựng để đi xa hơn thế. Chúng được xây dựng để đi đường dài, và cái vấn đề cụ thể kia, dù là quan trọng, cũng không sống còn bằng năng lực ngồi cùng nhau giải quyết một trăm vấn đề tiếp theo.
Do vậy, đúng là bạn có lý, đúng là việc đó gấp gáp, nhưng nếu chúng ta không thống nhất được process giải quyết những vấn đề đó, chúng ta sẽ không đi đến đâu cả. Về lâu dài.
Nếu process chúng ta vẫn đang sử dụng có lỗi, thì hãy sửa chữa nó, bởi vì việc có một process đúng cấp bách hơn vấn đề chúng ta đang có trong tay. Việc bàn về cách thức giải quyết vấn đề (thay vì bàn về một vấn đề cụ thể) sẽ cho những lợi ích lớn. Chí ít, nó giúp chúng ta làm việc với nhau ở cùng một bên của vấn đề, trước khi chúng ta phải đối mặt nhau ở hai bên ‘chiến tuyến’ do vấn đề cụ thể của ngày hôm nay tạo ra.