#1/ Thích khái quát hóa vấn đề
Khác với toán, các vấn đề cuộc sống thường phải rất cụ thể mới có thể tìm được lời giải. Khi đã khái quát hóa rồi thì lời giải chỉ còn là khẩu hiệu suông. Vì tham muốn đưa ra lời giải tổng quát nên cuối cùng lại không giải được vấn đề cụ thể trước mặt.
Thói quen khái quát hoá vấn đề cũng khiến người giải quyết bỏ qua việc đào sâu thêm dữ kiện – vốn là việc mất công sức (xem #4). Chém về thứ gì tổng quát thì nhàn hơn vì chỉ ỷ vào suy luận.
#2/ Thích có lời giải hoàn hảo, “đẹp”
Khó chấp nhận việc phải nhượng bộ, hy sinh gì đó trong lời giải cuối cùng. Trong thực tế, lời giải tốt nhiều khi rất xù xì, xấu xí. Cầu toàn nên phải trả giá bằng lãng phí thời gian.
#3/ Chỉ biết giải, k0 biết ra đầu bài
Khi học toán thì vấn đề (bài toán) đã được phát biểu rõ ràng, nhưng trong cuộc sống và công việc chỉ có hiện tượng, phải tự đặt bài toán. Hiển nhiên đặt sai thì giải cũng chẳng để làm gì. Việc thiếu kỹ năng đặt bài toán cũng hay dẫn đến việc vấn đề và nguyên nhân k0 được phân tích kỹ, bụp phát vào lời giải luôn.
Không gì lãng phí bằng việc đi giải bài toán không cần thiết.
#4/ Không chịu khó tìm thêm thông tin mà ỷ vào suy đoán
Một bài toán cho học sinh đã bao gồm đủ dữ kiện, học sinh chỉ việc suy luận để giải. Các vấn đề trong cuộc sống không thế, thường dữ kiện ban đầu không đủ, phải thu thập thêm để kiểm tra các luận chứng của mình. Trên mạng xã hội rất hay thấy mọi người suy đoán và đưa ra kết luận “như đinh đóng cột” một cách nhanh chóng mà không bỏ công tìm thêm dữ kiện.
Tâm thế (não trạng) học trò cũng khiến ta cho rằng chỉ cần không sai trong suy luận là phải được điểm cao, thầy không bắt bẻ được. Tuy nhiên trong cuộc sống không có ông thầy đó, và chẳng ai quan tấm đến điểm số của bạn.
#5/ Không làm theo nhóm
Giải toán thường là việc cá nhân, không khuyến khích làm việc theo nhóm.
#6/ Giải bài của thằng khác
Phản xạ của người học toán: cứ thấy bài toán là tự nhiên thử giải, giải xong nhanh nhất thì khoe ầm lên khiến người kia rất khó chịu. Trong thực tế nói chung k0 nên thế nếu đó KHÔNG phải là bài toán của mình.