Saxo Bank vừa công bố 10 dự báo gây sốc (outrageous predictions). Năm 2020, họ cũng công bố 10 dự báo, bao gồm việc tiên đoán Trump sẽ thua và Đảng Dân chủ sẽ thắng thế.
1. Amazon sẽ “mua” Síp
Do ngày càng bị các quan chức ghét, Amazon sẽ chuyển trụ sở chính ở châu Âu đến Síp và theo đúng nghĩa đen là “mua chính quyền ở mọi cấp” ở đó. Síp hy vọng rằng thuế đánh vào công ty sẽ cho phép nước này giảm tỷ lệ nợ trên GDP xuống, vì con số đang gần 100%. Amazon sẽ giúp Síp “viết lại” luật thuế của mình theo mô hình Ireland, với mức thuế thu nhập và các loại thuế khác thậm chí còn thấp hơn.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý châu Âu sẽ buộc Amazon phải thay đổi cách thức hoạt động. Síp sẽ phải đưa luật thuế của mình phù hợp với các yêu cầu của EU.
Đổi lại, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào năm 2021 sẽ tiến hành cuộc tấn công chống lại các công ty độc quyền, theo quan điểm của họ, đã trở nên quá mạnh và trả quá ít thuế.
2. Đức sẽ cứu trợ Pháp
Bất chấp ưu đãi và chương trình bảo lãnh của chính phủ, Pháp đang phải vật lộn để tránh làn sóng phá sản. Cổ phần của các ngân hàng lớn nhất Pháp đang bị bán tháo. Thu nhập ròng đang giảm và cho vay đang tăng lên. Saxo dự đoán rằng Pháp sẽ nhờ Đức giúp đỡ để ECB in đủ euro để mua lại ồ ạt các khoản nợ của hệ thống ngân hàng Pháp và ngăn chặn sự sụp đổ hệ thống.
Trong những năm tới, Pháp sẽ nằm trong số các nước EU có gánh nặng nợ cao nhất. Nợ công của nước này dự kiến sẽ vượt 120% GDP vào năm 2021.

3. Blockchain sẽ tiêu diệt tin fake
Năm 2021, nguy cơ lan truyền thông tin sai lệch và làm suy giảm niềm tin đối với các phương tiện truyền thông lên đến mức nghiêm trọng. Các ấn phẩm lớn và mạng xã hội đang thực hiện các biện pháp mới bằng cách sử dụng sức mạnh của blockchain. Công nghệ tích hợp tất cả nội dung tin tức hiện có và cho phép xác nhận cả nội dung và nguồn tin. Blockchain giúp mọi người có thể nhìn thấy bất kỳ thay đổi nội dung nào.
Twitter và Facebook đang đầu tư rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ này. Các trang web tin tức alternative, thông tin sai lệch về đại dịch, bằng chứng sai lệch về gian lận bầu cử đều sẽ biến mất khỏi nền tảng của họ chỉ sau một đêm.
4. Tiền kỹ thuật số của Trung Quốc tạo cảm hứng cho địa chấn dòng vốn
Trung Quốc ra mắt “tiền tệ kỹ thuật số quốc gia” (DCEP), một phiên bản kỹ thuật số của đồng nhân dân tệ trên blockchain. Đây là bước tiếp theo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong việc số hóa tài chính của đất nước sau khi 80% tất cả các khoản thanh toán ở đây được thực hiện thông qua WeChat Pay và AliPay vào năm 2019.
Người nước ngoài được tiếp cận đầy đủ với thị trường vốn của Trung Quốc. Sự ổn định của đồng tiền Trung Quốc và tính minh bạch của blockchain sẽ loại bỏ rủi ro dòng vốn chảy ra khỏi đất nước.
Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được coi là “tiền tệ không có bảo đảm”, nhưng các nhà chức trách Trung Quốc sẽ đánh giá cao điều này như một điểm cộng. Điều này cho phép có lãi suất âm đối với “tiền mặt” và làm cho việc nhắm mục tiêu GDP danh nghĩa trở nên dễ dàng hơn.
5. Cách mạng công nghệ nhiệt hạch khiến nhân loại thừa năng lượng
Việc sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân cho mục đích thương mại bắt đầu vào năm 2021. Thiết kế lò phản ứng SPARC được MIT phê duyệt, được cải tiến nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo
AI sẽ loại bỏ tình trạng thiếu nước và lương thực trên thế giới thông qua khử mặn nước biển và canh tác thẳng đứng. Thế giới đang chờ đợi thời của giao thông giá rẻ, robot hóa và tự động hóa phổ cập. Thanh niên ngày nay sẽ là thế hệ cuối cùng làm việc để nuôi sống bản thân. Năng lượng tổng hợp hạt nhân sẽ khiến các quốc gia độc lập về lương thực và năng lượng. Mức sống sẽ tăng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.
6. Thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI) giảm dân số các đại đô thị
Loại bỏ những công việc không cần thiết và chuyển sang làm việc tại nhà dẫn đến khối lượng công việc ở các văn phòng thành phố bằng không. Giá bất động sản thương mại sẽ giảm, bao gồm cả những khu vực có các cửa hàng và nhà hàng phục vụ nhân viên văn phòng.
Sự ra đời của UBI sẽ thay đổi thái độ đối với vai trò của công việc trong cuộc sống. Những người trẻ ở lại nơi họ sinh ra. Các chuyên gia và lao động tay nghề thấp ở các đại đô thị rời đi, và nguồn cung trên thị trường lao động giảm. Mọi người bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực thủ công và nghệ thuật, mà sự quan tâm đến chúng, do phát triển của công nghệ, đã giảm nghiêm trọng trong những năm trước.
7. Quỹ công nghệ dân sự và cổ tức cho mọi người
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh chóng sự thay đổi xã hội dưới tác động của công nghệ cao và các nguyên tắc thị trường tự do. Ngày càng có nhiều người mất việc làm do quá trình tự động hóa.
Quỹ Công nghệ Dân sự được thành lập. Mỗi người nhận được một phần sở hữu. Cổ phiếu bổ sung được trao cho những người bị mất việc do phát triển của công nghệ. Chính sách cổ tức công nghệ làm giảm bớt khó khăn về kinh tế và xã hội. Nó giải phóng năng lượng kinh doanh to lớn ở cấp độ cá nhân và xã hội.
8. Vắc xin COVID-19 đại trà thành công sẽ phá hủy doanh nghiệp
Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng đáng kể gánh nặng nợ nần chồng chất trong nền kinh tế toàn cầu. Lãi suất trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp an toàn đang ở mức thấp của lịch sử, buộc các nhà đầu tư phải chuyển sang các tài sản rủi ro.
Hóa ra là trong thời kỳ đại dịch, nền kinh tế đã bị kích thích quá mức, và sau khi tiêm vắc-xin, nó sẽ nóng lên rất nhanh. Lạm phát đang gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp đang giảm nhanh chóng. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho phép lợi suất Kho bạc dài hạn tăng lên, kéo theo đó là các trái phiếu rủi ro hơn.
Số vụ vỡ nợ của công ty đang tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Đầu tiên sụp đổ là những công ty vay nợ nhiều nhất trong lĩnh vực bán lẻ ngoại tuyến.
9. Bạc lên giá, làm khó pin mặt trời
Đồng đô la Mỹ suy yếu và lợi suất thực âm vào năm 2021 khiến bạc lên ngôi như một tài sản hữu hình.
Trên hết, giá bạc được kéo lên bởi nhu cầu sử dụng công nghiệp ngày càng tăng nhanh. Vào năm 2021, sự thiếu hụt thực sự của kim loại quý này bắt đầu trên thị trường. Vì nó được sử dụng trong các tấm pin mặt trời, chương trình năng lượng xanh của Joe Biden sẽ gặp khó. Nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến Thỏa thuận Xanh Châu Âu, chương trình loại bỏ carbon của Trung Quốc vào năm 2060, và các sáng kiến khác.
Với hơn một nửa lượng bạc được khai thác là sản phẩm phụ của quá trình khai thác kẽm, rất khó để các nhà sản xuất đáp ứng được nhu cầu tăng thêm.
10. Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi nhờ công nghệ thế hệ mới
Năm 2021 sẽ chỉ ra rằng các quốc gia có thị trường cập biên và đang phát triển đã bị đánh giá thấp nghiêm trọng. Việc đưa công nghệ vào đây cải thiện năng suất lao động tốt hơn so với ở các nước phát triển.
Wi-Fi vệ tinh sẽ làm giảm giá dịch vụ liên lạc và tăng tốc độ truyền dữ liệu. Đầu tiên ở đây sẽ là Starlink của SpaceX – công ty sẽ có 1.500 vệ tinh để sử dụng vào cuối năm 2021. Cuộc cách mạng fintech và ngân hàng điện tử sẽ tiếp tục, mang đến cho hàng tỷ người khả năng tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số.
Sự phát triển của máy bay không người lái sẽ cách mạng hóa việc giao hàng bằng cách giảm chi phí sinh hoạt xa các thành phố lớn. Các công nghệ không người lái cùng với tự động hóa sẽ tăng năng suất nông nghiệp trên toàn thế giới.