(từ St 1:20 đến 1:24)
1
Vào Ngày Sáng thế Thứ Ba, đất liền, không khí và nước được hình thành. Vào Ngày Thứ Năm của Sáng thế, trong nước và không khí xuất hiện các sinh vật.
St 1:20
Vayomer Elohim yishretsu hamayim sherets nefesh chayah ve’of yeofef al-ha’arets al-peney rekia hashamayim.
God said, ‘The water shall teem with swarms of living creatures. Flying creatures shall fly over the land, on the face of the heavenly sky.’
Thiên Chúa phán: “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời.”
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời.
“Thiên Chúa phán: nước phải sinh ra (yishretsu ha mayim) đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc (sherets nefesh chayah) và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời”
Sherets nefesh chayah là gì?
Chaya chính là sức sống, thứ năng lượng đặc biệt cung cấp sự sống cho cơ thể, biến nó thành một sinh vật sống, tức là một cá thể có cảm nhận về cuộc sống, biết có sự sống trong bản thân mình và có thể trải nghiệm sự năng động của nó. Chaya là chuyển động của cuộc sống và sự lấp đầy cuộc sống, có khả năng tiếp nhận và đẩy ra một cách có chọn lọc, phân biệt điều gì là tốt và điều gì là xấu cho cuộc sống của sinh vật này hay sinh vật kia. Bản thân chaya là một sự thôi thúc để sống, một khao khát mãnh liệt để có được những điều tốt đẹp của cuộc sống, mong muốn có được nhiều hơn và bảo tồn những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Nefesh là linh hồn, chính là thứ mà mọi sinh vật tự nhận biết là trung tâm của chính nó, nhờ đó mà nó có ý thức rằng bản thân mình với cơ thể là một, toàn vẹn, và tách biệt khỏi mọi thứ khác. Nefesh chứa đựng ý thức về tính cá thể, sự tách biệt khỏi Tất cả, và sự ngăn cách nó với các thứ khác. Từ nefesh liên quan đến từ nafats – nghĩa là vùng ra, tách ra, chia ra. Không giống thực vật bám chặt vào đất, sinh vật sống tách khỏi mặt đất và có nhiều tự do hơn trong việc cư trú. Trong nefesh bao hàm cái ý thức tách rời, chia rời này – là một phần không thể thiếu trong ý thức cái “tôi”.
Nefesh chaya là một linh hồn sống. Thực vật cũng sống, nhưng chỉ có sự sống của thân xác. Một sinh vật sống thì còn có cuộc sống tâm linh, nghĩa là, trải nghiệm về ý thức về cái “tôi”, mong muốn và không thể không mong muốn điều tốt đẹp cho cái “tôi”, tìm cách gia tăng sự hưởng thụ cuộc sống trong cái “tôi”, và tránh những đau khổ của cuộc đời. Trong mong muốn và khát vọng nền tảng này, cái “tôi” của một sinh linh là động lực thúc đẩy cuộc sống của nó trong mọi khoảnh khắc của nó.
Sherets là thành phần nhỏ nhất có thể sở hữu nefesh chaya. Đây là bất kỳ sinh vật nhỏ nào có thể chạy (rac), có chuyển động độc lập: ruồi, kiến, bọ cánh cứng, cá to và cá nhỏ.
St 1:21
Vayivra Elohim et-hataninim hagedolim ve’et kol nefesh hachayah haromeset asher shartsu hamayim le-minehem ve’et kol-of kanaf leminehu vayar Elohim ki-tov.
God [thus] created the great sea monsters, along with every particular species of living thing that crawls, with which the waters teem, and every particular species of winged flying creature. God saw that it was good.
Thiên Chúa sáng tạo các thuỷ quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống chim bay tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Trong câu tiếp theo (St 1:21), từ bara – sáng tạo – xuất hiện lần thứ hai trong Torah. Sự sáng tạo các sinh vật, giống như sự sáng tạo của trời và đất, là sáng tạo từ hư không. Nên nhớ rằng bara và yivra vẫn chưa phải là thực hiện (asiya), và không phải là sự hình thành (yesirah), mà là sự nảy sinh của Ý định Sáng tạo.
Elohim đã nảy sinh trong Ý định của mình tất cả các loại linh hồn sống, những loài cư trú tùy theo giống của chúng, trong nước và trên không. Còn hiện thực hóa Ý định này là việc của Trái đất.
Nhưng ngoài nefesh chaya, Elohim đã sáng tạo trong Ý định của mình một số sinh vật bí ẩn khác – et-hataninim hagedolim. Từ gdolim (to lớn hoặc vĩ đại) đã từng được nhắc đến trước đó, trong câu 16, để mô tả các thiên thể sáng lớn của Trái đất – Mặt trời và Mặt trăng.
Tanin (có gốc là từ nun – sinh con cái) là một từ bí ẩn, mà các nhà thần bí học đã cố gắng tìm hiểu trong nhiều thế kỷ. Đây không phải là bất kỳ một sinh vật riêng lẻ nào, mà là một thứ tồn tại ở cấp độ Bria, và từ đó cai quản toàn bộ vương quốc của các sinh vật. Từ đó, theo một nghĩa thần bí, vương quốc này được sản sinh ra (như con cháu – nun). Cách hiểu này cũng được gợi ý bởi từ et đứng trước hataninim, với mạo từ xác định.
St 1:22
Vayevarech otam Elohim lemor peru urevu umil’u et-hamayim bayamim veha’of yirev ba’arets.
God blessed them, saying, ‘Be fruitful and become many, and fill the waters of the seas. Let the flying creatures multiply on the land.’
Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất.”
Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều.
Ban phước (yivarech) cho chúng tức là đặt vào trong chúng lề luật, và kéo theo là cuộc sống tương ứng của chúng. Lemor (đã nói) – từ từ amar – có một ý nghĩa đặc biệt, và yêu cầu việc thực hiện ngay lập tức và vô điều kiện của lề luật và cuộc sống kéo theo do phước lành ban cho này. Nhưng đây không phải là việc theo đuổi sự thỏa mãn một cách trần trụi và tự thân. “Sinh sản cho nhiều” (revu) là sự chỉ định về việc chăm sóc giống nòi con cái, mà nếu không có nó thì không có tăng số lượng, nhân lên.
Vào Ngày Thứ Năm, nước và không khí đã được lắng đọng. Vào Ngày Thứ Sáu của Sáng thế, Trái đất có dân cư.
St 1:24
Vayomer Elohim totse ha’arets nefesh chayah leminah behemah varemes vechayeto-erets leminah vayehi-chen
God said, ‘The earth shall bring forth particular species of living creatures, particular species of livestock, land animals, and beasts of the earth.’ It happened.
Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại.” Liền có như vậy.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy.
“Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại (nefesh chayah leminah)” những sinh vật được gọi là behemah, các loài bò sát và dã thú dữ trên trái đất tùy theo loại của chúng.
Behemah là một từ quan trọng và thú vị. Đó không phải là dã thú (hayeto erets), mà là một con vật hoàn toàn khác, về bản chất được gắn với con người. Đối với con người, nó là bama – “chỗ đặt chân” mà anh ta có thể dựa vào trong cuộc sống và công việc hàng ngày của mình. Hóa ra, trong số các loài động vật có những loài đặc biệt như vậy – không quan trọng là chúng ở trong tự nhiên hay đã được thuần hóa – được định sẵn để trở thành bama, một chỗ dựa, cho con người. Behemah có nhiệm vụ giải phóng con người khỏi việc nặng nhọc tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của anh ta, mang lại sự thoải mái trong đời sống tinh thần. Theo một nghĩa nào đó, con người dựa vào behemah để trở thành con người, behemah là những con vật được kết nối với linh hồn con người không phải bằng quá trình thuần hóa khéo léo, mà là bởi nefesh chaya của chúng.
Trong mối quan hệ này, ta có thể hiểu nefesh chaya leminah của Ngày Thứ Sáu nghĩa là gì. Bản thân linh hồn động vật được tạo ra vào Ngày Thứ Năm. Còn ở đây, vào Ngày Thứ Sáu của Sáng thế, thứ được tạo thành là linh hồn động vật của con người, và linh hồn của các động vật – bạn của con người, nefesh behemah, được kết nối vào đó. Cần đặc biệt lưu ý rằng linh hồn động vật của con người, cũng giống như cây cối, là do Trái đất sinh ra.
(còn tiếp)
Pingback: Giải nghĩa Kinh Thánh. Chương 1.1 – Bóng tối và Ánh sáng | Phan Phuong Dat