Author Archives: Phan Phuong Dat

Mô hình 4D giúp phát hiện âm mưu làm sai lệch thông tin

Ai đang cố tình làm sai lệch thông tin?

Ngày xưa, khi một vụ việc xảy ra mà kẻ có quyền lực muốn che giấu, thì họ sẽ tìm cách bưng bít. Ở thời đại thông tin ngày nay, việc bưng bít thường không khả thi, nên người ta tìm cách làm sai lệch thông tin (disinformation).

Vậy nếu bạn quan tâm đến 1 vụ việc, thì làm sao để phát hiện được có ai đó đang cố tình làm sai lệch thông tin? Mô hình 4D sẽ giúp bạn!

hình này được đề xuất bởi Ben Nimmo, Giám đốc Điều tra của Công ty Phân tích Mạng Graphika, và được đề cập trong cuốn “Chúng tôi là Bellingcat”. Cụ thể 4 chữ D gồm:

  • Dismiss (làm mất uy tín): nếu tôi không thích những gì mà người chỉ trích tôi nói, thì tôi sẽ xúc phạm họ.
  • Distort (gây nhiễu): nếu tôi không thích các fact, thì sẽ bóp méo chúng.
  • Distract (đánh lạc hướng): nếu tôi bị buộc tội về điều gì đó, thì tôi sẽ buộc tội người khác về điều tương tự.
  • Dismay (làm mất tinh thần): nếu tôi không thích những gì người khác đang định làm, thì sẽ cố gắng dọa cho họ sợ.

Ví dụ, trong vụ bắn rơi máy bay dân sự MH17, Nga đã sử dụng cả 4 chiêu trên:

  • Dismiss: vu cho những người tố cáo là rusophobia, là có ý đồ xấu với Nga
  • Distort: tung ra hàng loạt ‘bằng chứng’ hùng hồn, mà sau đó đã bị vạch trần là fake, cốt để gây nhiễu.
  • Distract: sử dụng thuyết âm mưu và võ ‘thế cái này thì sao’ (whataboutism). Kiểu như “mày bảo là quân ly khai bắn rơi máy bay ở Ukraina, thế hàng nghìn thường dân bị giết trong chiến tranh Iraq thì sao?”. Người bị trúng chiêu “thế cái này thì sao” sẽ có một thế giới quan đầy hoang mang về đạo đức, thấy chẳng ai là đáng tin và chẳng có gì là sự thật.
  • Dismay: đe dọa những kết cục đáng sợ với những người kiên trì phản kháng lại luận điệu của Kremlin.

Có thể thấy, cả 4 chiêu này cũng được dùng rất nhiều trong các vụ việc ở VN. Thế nên, bất cứ khi nào bạn thấy ai đó giở các chiêu này, thì khả năng cao là họ đang cố làm sai lệch thông tin.

Mà hóa ra cái tên Bellingcat nghĩa là ‘belling the cat’ – treo chuông lên cổ mèo. Những con mèo cậy mạnh bắt nạt, khủng bố các chú chuột, cần bị vạch mặt bởi cái chuông đó.

Tham khảo: link

Gương mặt của Chúa

Bản gốc: I Saw the Face of God in a Semiconductor Factory, bài viết 21/3/2023
Nguyễn Thành Nam lược dịch từ Wired.

Lời người dịch. Mỹ Trung đang khởi động một cuộc “Chiến tranh Bán dẫn”. Trong bối cảnh đó, một nhà báo Mỹ có tên là Virginia-Heffernan đã làm một chuyến hành hương đến TSMC, công ty quan trọng nhất của ngành công nghiệp này. Bài báo viết về công nghệ và địa chính trị, nhưng đầy chất thơ. Dịch rất vất vả, nhưng nhìn lại cũng đáng. Hy vọng là hơn Google Translate.

Tặng các em sinh viên của tôi, những “nhà tương lai học” bất đắc dĩ!

Continue reading

Mấy bức thư của nhà binh-sĩ Việt-Nam (2)

Giới thiệu của PPĐ. Đây là tập hợp 7 lá thư được một người Việt Nam tên là Nguyễn Văn Ba (làng Ngọc Kiệu, Từ Liêm, Hà Đông) viết trong giai đoạn 1917-19 khi ông đi lính tình nguyện cho Pháp đánh Đức trong Thế chiến 1. Bộ sưu tập được Jean Marquet giới thiệu bằng tiếng Pháp, và Ngô-Vi-Liễn dịch ra tiếng Việt.
Các bức thư là nguồn sử liệu sơ cấp, đương đại, cho ta cái nhìn chân thật về giai đoạn lịch sử mà nói chung trước nay người VN chỉ biết qua các bình luận của người đời sau, ít nhiều bị làm sai lệch có chủ ý.
Nếu học sinh được học lịch sử qua các tư liệu này chắc sẽ thấy thú vị và yêu thích môn học hơn.

Continue reading

Mấy bức thư của nhà binh-sĩ Việt-Nam (1)

Giới thiệu của PPĐ. Đây là tập hợp 7 lá thư được một người Việt Nam tên là Nguyễn Văn Ba (làng Ngọc Kiệu, Từ Liêm, Hà Đông nay thuộc xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, HN) viết trong giai đoạn 1917-19 khi ông đi lính tình nguyện cho Pháp đánh Đức trong Thế chiến 1. Bộ sưu tập được Jean Marquet giới thiệu bằng tiếng Pháp, và Ngô-Vi-Liễn dịch ra tiếng Việt.
Các bức thư là nguồn sử liệu sơ cấp, đương đại, cho ta cái nhìn chân thật về giai đoạn lịch sử mà nói chung trước nay người VN chỉ biết qua các bình luận của người đời sau, ít nhiều bị làm sai lệch có chỷ ý.
Nếu học sinh được học lịch sử qua các tư liệu này chắc sẽ thấy thú vị và yêu thích môn học hơn.

Continue reading

Vũ Tam Tập. Tính thành-thực của người Nam (1924)

Bài viết của cụ Vũ Tam Tập (bút danh Tuấn Đình, 1896-1976) từ 100 năm trước, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

SÁCH HAI THỨ TIẾNG CỦA HỘI VIỆT NAM THANH NIÊN
NHỮNG CUỘC ĐÀM ĐẠO Ở HVNTN

Continue reading

Thuyết định hướng giá trị của Kluckhohn F. và Strodtbeck F.

Thuyết định hướng giá trị (value orientation theory) là một lý thuyết được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu liên văn hóa, lần đầu được các tác giả đề cập trong cuốn sách Variations in value orientations năm 1961.

Continue reading

Benito Mussolini. Học thuyết của chủ nghĩa phát xít

Giới thiệu. Ngày nay đa số mọi người chỉ biết đến chủ nghĩa phát xít một cách mơ hồ, liên quan đến bóng ma của chế độ Hitler, của nước Đức thời đảng Quốc xã. Nhiều người cũng đánh đồng chủ nghĩa phát xít vốn xuất thân ở Ý với chủ nghĩa quốc xã (nazism) của Hitler, trong khi nazism thực chất là một hình thức của chủ nghĩa phát xít. Nhà văn Ý Umberto Eco có bài phân tích chi tiết về việc tại sao người ta lại hay dùng chữ phát xít để nói về tất cả các chế độ và tư tưởng liên quan, và chỉ ra 14 dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít (xem bản dịch tiếng Việt).

Muốn ngăn chặn sự trở lại của chủ nghĩa phát xít (có thể là dưới một tên gọi mới, thậm chí dưới danh nghĩa chống phát xít), chúng ta cần hiểu rõ nó, để có thể nhìn ra và có những hành động sớm để chặn đứng từ trong trứng nước, bất kể chiêu bài của chúng là gì. Do đó, chúng ta nên đọc bài viết này của cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, Benito Mussolini.   

Continue reading

Review sách: The Road to Character (Đường đến nhân cách)

Tác giả: David Brooks, ra mắt 2015. Bản dịch của Trà Nam, NXB Trẻ, 2022.

Trong bài viết, tôi sẽ dịch character là “phẩm cách”, để tránh hiểu sai chữ “nhân cách” thành personality vốn có ý nghĩa khác với character.

Continue reading

Tám luận điểm dối trá của tuyên truyền Nga

Một năm trước, quân đội Nga đã tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraina từ nhiều hướng: phía bắc – từ lãnh thổ Belarus, phía đông – từ cái gọi là “LPR” và “DPR” và phía nam – từ Crimea đã bị sáp nhập. Vladimir Putin gọi đây là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhiệm vụ chính là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraina. Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã ghi nhận 18.657 thương vong trong dân thường Ukraine: 7.110 người chết và 11.547 người bị thương. Đây chỉ là những con số được xác nhận, thiệt hại thực tế chắc hẳn là lớn hơn nhiều.

Tuyên truyền đã trở thành một trong những vũ khí chính của chế độ Putin trong cuộc chiến với Ukraina – nó đã tỏ ra vô cùng hiệu quả cả trong và ngoài nước. Tuyên truyền có một số luận điểm được yêu thích đã trở thành meme (nhưng đối với một số người, đó là chân lý phổ biến). Chúng ta sẽ phân tích tại sao những luận điểm này là sai.

Continue reading