Tag Archives: outdoor play

4 bài học nuôi dạy con – tổng kết nghiên cứu 2016

1. “Luôn và ngay” (quá nhiều quá sớm) không giúp trẻ phát triển về mặt học thuật. Đưa các chương trình học thuật (academic) vào dạy sớm cho trẻ ở lức tuổi trước khi đến trường không đem lại ích lợi gì. Điều này giống “cầm đèn chạy trước ô tô”. Bọn trẻ cần được học tập tích cực thông qua chơi chứ không phải ngồi học dưới những chỉ dẫn nghiêm khắc của thầy cô.

Học lúc chơi nghĩa là tận dụng những mối quan tâm sẵn có và khả năng của trẻ trong môi trường của những mối quan hệ tích cực. Chơi có hướng dẫn (guided play) là ví dụ tiêu biểu. Người lớn chỉ dẫn (không kiểm soát) cuộc chơi và trẻ con tự làm chủ trò chơi và học qua đó.

2. Vui chơi ngoài thiên nhiên là cốt lõi cho cả trẻ em và người lớn. Ở thời đại điện thoại thông minh và shopping trực tuyến, bạn dễ có xu hướng ngồi sofa cả ngày. Và ta đều biết điều đó không có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy các gia đình hay đi ra thiên nhiên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và hòa thuận hơn. Thú vị hơn, những đứa trẻ hay chơi ngoài thiên nhiên với các bạn cũng có được kỹ năng đồng cảm (empathy) rất quý giá. Chúng ta cũng biết được ràng các trò chơi “mạo hiểm” cũng có ích lợi riêng. Hóa ra trẻ con học được những bài học quý thông qua việc sượt đầu gối hay xây xước tay.

3. Kỹ năng cảm xúc quan trọng không kém khả năng học thuật (academic)… nhưng người lớn phải làm gương. Một trong những cuốn sách nuôi dạy con hay nhất của năm cho rằng cần chú trọng dạy trẻ thấu cảm (empathy) thay vì làm sao cho trẻ vào được trường tốt nhất. Sự thấu cảm không những giúp ta trở nên tốt hơn, mà còn làm ta hạnh phúc hơn, sáng tạo hơn và rốt cuộc tạo ra đường tinh thần gắn bó trong cộng đồng.

Sự thấu cảm và lòng trắc ẩn là bẩm sinh một phần, nhưng chúng phải được nuôi dưỡng bới người lớn để phát triển. Nghiên cứu cho thấy trẻ con để ý sự thiếu nhất quán của người lớn trong việc dạy cảm xúc. Nhiều trẻ vị thành niên cảm thấy rằng cha mẹ nói về lòng tốt nhưng thực tế lại đánh giá các thành tích học hành hay thể thao. Nếu ta chỉ nói mà không làm, tụi trẻ sẽ nhận ra và làm theo.

4. Đơn giản hóa nên là tứ khóa mới của bố mẹ. Ngược lại với gì chúng ta tưởng, trẻ con phát triển hơn trong một môi trường đơn giản. Quá nhiều đồ, nhiều hoạt động và kích thích thái quá sẽ làm trẻ trầm cảm (stress). Trẻ không thể tránh khỏi áp lực (stress), nhưng chúng ta có thể giúp chúng học được nhịp độ chậm hơn để cảm nhận đầy đủ được ý nghĩa. Sự đơn giản hóa rất có giá trị với trẻ. Ví dụ nên giảm bớt số đồ chơi của trẻ, sống chậm lại và cảm nhận giá trị của thời gian bên nhau.

Lược dịch từ nguồn The Thoughtful Parent

https://i0.wp.com/www.funix.edu.vn/wp-content/themes/FUNiX%202016/images/hoc-sinh/FUNiX-logo.png?w=625&ssl=1