Tag Archives: edgar schein

Định nghĩa văn hóa – lý thuyết của Edgar Schein (phần 2/2)

Bài này tiếp tục trình bày tóm tắt (như tôi hiểu) hai chương đầu của cuốn Organizational Culture and Leadership, 5th edition, của Edgar Schein.

Chương 2. Cấu trúc của Văn hóa

Văn hóa nói chung có thể được phân tích ở các cấp độ (level) khác nhau. Cấp độ ở đây được hiểu là mức độ mà người quan sát có thể thấy, từ những thứ rất dễ thấy cho đến vô thức – các ngầm định được coi là DNA của văn hóa. Ở giữa là các niềm tin, giá trị, chuẩn mực và các quy tắc hành xử được tuân theo (espoused – từ này còn được dịch là “đồng thuận”, nhưng tôi dùng từ “tuân theo” bởi vì nó còn được sử dụng cho 1 cá nhân, và khi đó từ “đồng thuận” sẽ thiếu chính xác) mà các thành viên của nhóm sử dụng để mô tả về mình (văn hóa chúng tôi/ chúng ta là thế này thế kia… Chính vì cấp độ này được dùng để kể về bản thân, nên bao gồm toàn thứ tốt đẹp)

Continue reading

Giải thích đơn giản: Lý thuyết hành động (Argyris & Schön’s theories of action)

Các lý thuyết hành động (theories of action) là mô hình do Argyris và Schön đưa ra. Theo đó, các tác giả cho rằng mỗi người đều có trong đầu một “tấm bản đồ” khi lên kế hoạch, thực thi, và xem xét lại hành động của bản thân. Thực tế là, đa số mọi người không ý thức được rằng cái bản đồ mà họ sử dụng khi ra hành động thực ra lại không phải là lý thuyết (các nguyên tắc) mà họ [đinh ninh là] theo. Tức là họ tưởng là mình đang hành động theo những nguyên tắc mà họ tin, nhưng thực tế lại làm khác! (một dạng điểm mù). Hơn nữa, số người biết được cái lý thuyết mà thực ra mình đang hành động theo, còn hiếm hơn. Continue reading