Category Archives: X. hội & G. dục

Các bài viết về xã hội và giáo dục nói chung

J.J. Rousseau chính là cha đẻ của ngành Nhân học

Tác giả: Claude Levi-Strauss
Xuất bản lần đầu: Rousseau, pere de l’ethnologie / ‘/ Le Courrier. 1963. Số 3.

Việc một nhà nhân học được mời dự lễ kỷ niệm này mang đến cho ngành khoa học non trẻ của chúng tôi cơ hội để tỏ lòng thành kính với một người nổi tiếng về thiên tài nhiều mặt của mình, bao gồm văn học, thơ ca, triết học, lịch sử, đạo đức học, xã hội học, sư phạm, âm nhạc, thực vật học – và đấy vẫn chưa phải là tất cả các khía cạnh của công việc của ông.

Continue reading

Levi-Strauss. Ba thế hệ của thuyết nhân văn

“Les Trois humanismes”. Xuất bản lần đầu trên tạp chí Demain (1956, số 35). Được xuất bản bằng tiếng Nga trong tạp chí “Niên giám của Hiệp hội Triết học Liên Xô”, 1987-1988. Bài này dịch từ bản tiếng Nga.

Tiêu đề bài có thể được dịch là “ba làn sóng” hoặc “ba thế hệ” của chủ nghĩa nhân văn (thuyết nhân văn), vì nói đến ba hình hệ nối tiếp nhau trong nghiên cứu về văn hóa con người.

Đối với hầu hết chúng ta, nhân học dường như là một ngành khoa học mới, là bằng chứng về sự tò mò tinh tế của con người hiện đại. Trong lĩnh vực thẩm mỹ của chúng ta, các tác phẩm nghệ thuật sơ khai mới chỉ có vị trí cách đây chưa đầy năm mươi năm. Bản thân sự quan tâm đến các xã hội nguyên thủy thì có nguồn gốc xưa hơn một chút – các công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về lĩnh vực này xuất hiện khoảng năm 1860, tức là vào thời đại mà Charles Darwin đặt ra vấn đề tiến hóa trong lĩnh vực sinh học. Sự tiến hóa này, theo những người cùng thời với ông, cũng phản ánh sự tiến hóa của con người về mặt xã hội và tinh thần.

Continue reading

Phân biệt: văn hóa học và nhân học văn hóa

Văn hóa học (Culturology, Культурология) được đề xuất như một ngành khoa học độc lập trong các ngành khoa học xã hội. Khái niệm này tuy được đề xuất bởi một nhà nhân học Mỹ, nhưng không được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và châu Âu, mà có lẽ chỉ phổ biến ở Nga. Ở Anh, lĩnh vực tương đương được gọi là Cultural Studies (xem ở dưới).

Ở Nga, thuật ngữ “Văn hóa học” để chỉ khoa học về văn hóa đã được đưa vào nghiên cứu về văn hóa vào đầu những năm 1990. Nó bao gồm các vấn đề mang tính khái niệm cơ bản về lý thuyết và lịch sử văn hóa, cũng như các ngành khoa học riêng biệt về các loại hình và hiện tượng khác nhau của văn hóa và của đời sống văn hóa của con người.

“Văn hóa học” nghiên cứu văn hóa với tư cách là một khoa học thống nhất, bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về: lịch sử của văn hóa, triết học về văn hóa, v.v. và cả Nhân học Văn hóa. Trong số đó, ngành khoa học cơ bản được coi là Nhân học Văn hóa.

Gần đây, các tác giả Nga có xu hướng sử dụng thuật ngữ Nhân học Văn hóa thay cho “Văn hóa học”. Ví dụ, tác giả A.A. Belik đã viết cuốn sách giáo khoa đại học năm 1998 có tên là “Văn hóa học. Các lý thuyết nhân học văn hóa” (Белик А. А. Культурология. Антропологические теории культур) *, nhưng đến năm 2009, tác giả ra phiên bản mới có tên là “Nhân học Văn hóa (Nhân học Xã hội)” (Культурная (социальная) антропология), và trong sách không hề nhắc đến từ culturologia nữa.

Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies) được cho là cách gọi khác của “Văn hóa học” và được sử dụng ở Anh. Đó là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu các hiện tượng văn hoa đương đại, bao gồm cả văn hóa đại chúng (pop). Nghiên cứu Văn hóa quan tâm tìm hiểu quan hệ của các hoạt động văn hóa với các hệ thống quyền lực gắn với, hoặc thực hiện thông qua, các hiện tượng xã hội. Ví dụ hệ tư tưởng, cấu trúc giai cấp, sắc tộc, v.v.

Như vậy, có thể hiểu Văn hóa học tương đương Nghiên cứu Văn hóa và bao trùm Nhân học Văn hóa. Tại sao Nhân học Văn hóa (Cultural Anthropology) được coi là khoa học cơ bản trong số các ngành nghiên cứu về văn hóa? Bởi vì văn hóa gắn với cộng đồng người, và để hiểu nguồn gốc, bản chất và các quy luật (nếu có) của văn hóa, người ta phải nghiên cứu những cộng đồng người từ lúc sơ khai và trong một thời gian dài. Từ đó họ mới tìm ra và đề xuất các thuyết phổ quát như tiến hóa, phán tán, chức năng hay cấu trúc, của văn hóa, rồi từ đó giải thích các hiện tượng văn hóa chứ không chỉ mô tả chúng. Vì vậy Nhân học Văn hóa là bước phát triển của Dân tộc học (Ethnography).

Có thể nói, Nhân học Văn hóa nghiên cứu tâm lý của cộng đồng người, giống như Tâm lý học nghiên cứu tâm lý của một cá nhân. Và nếu các kết quả Tâm lý học cho phép ta mô tả, giải thích, dự báo và thay đổi hành vi của con người, thì Nhân học Văn hóa cũng sẽ phải mô tả, giải thích, dự báo được các hiện tượng văn hóa, và xác định những hành động có thể làm để thay đổi văn hóa.

(*) Quyển này được dịch ra tiếng Việt năm 1999, nằm trong Tủ sách Văn hóa học của nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy và các cộng sự.

C. Lévi-Strauss. Cấu trúc luận và Sinh thái (4/4)

Bài báo này là bản ghi lại một bài giảng của C. Levi-Strauss bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ vào năm 1972 cho sinh viên tại Đại học Barnard. Ấn bản đầu tiên: Structuralism and Ecology: Geedersleeve lecture, delivered at Barnard College, March 28 // Barnard Alumnae, Spring 1972, p. 6—14. Tái bản năm 1973 (bằng tiếng Anh) tại Paris; bản dịch sang tiếng Pháp được Lévi-Strauss đưa vào tuyển tập các bài báo Le regard eloigne. Paris: Plon, 1983.

Continue reading

C. Lévi-Strauss. Cấu trúc luận và Sinh thái (3/4)

Bài báo này là bản ghi lại một bài giảng của C. Levi-Strauss bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ vào năm 1972 cho sinh viên tại Đại học Barnard. Ấn bản đầu tiên: Structuralism and Ecology: Geedersleeve lecture, delivered at Barnard College, March 28 // Barnard Alumnae, Spring 1972, p. 6—14. Tái bản năm 1973 (bằng tiếng Anh) tại Paris; bản dịch sang tiếng Pháp được Lévi-Strauss đưa vào tuyển tập các bài báo Le regard eloigne. Paris: Plon, 1983.

Continue reading

C. Lévi-Strauss. Cấu trúc luận và Sinh thái (2/4)

Bài báo này là bản ghi lại một bài giảng của C. Levi-Strauss bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ vào năm 1972 cho sinh viên tại Đại học Barnard. Ấn bản đầu tiên: Structuralism and Ecology: Geedersleeve lecture, delivered at Barnard College, March 28 // Barnard Alumnae, Spring 1972, p. 6—14. Tái bản năm 1973 (bằng tiếng Anh) tại Paris; bản dịch sang tiếng Pháp được Lévi-Strauss đưa vào tuyển tập các bài báo Le regard eloigne. Paris: Plon, 1983.

Continue reading

C. Lévi-Strauss. Cấu trúc luận và Sinh thái (1/4)

Bài báo này là bản ghi lại một bài giảng của C. Levi-Strauss bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ vào năm 1972 cho sinh viên tại Đại học Barnard. Ấn bản đầu tiên: Structuralism and Ecology: Geedersleeve lecture, delivered at Barnard College, March 28 // Barnard Alumnae, Spring 1972, p. 6—14. Tái bản năm 1973 (bằng tiếng Anh) tại Paris; bản dịch sang tiếng Pháp được Lévi-Strauss đưa vào tuyển tập các bài báo Le regard eloigne. Paris: Plon, 1983.

Continue reading