Tag Archives: seth godin

“Thời điểm của tác dụng phụ”

Thời điểm của tác dụng phụ (the timing of side effects)

Nếu ta nới lỏng các ràng buộc trên một hệ thống, thì hầu như chắc chắn rằng hệ thống sẽ chạy tốt hơn trong ngắn hạn.

Đó là nếu chúng ta định nghĩa “tốt hơn” là đối với đầu ra hữu hình của những gì hệ thống làm. Và “ngắn hạn” là “những thứ xảy ra trước khi chúng ta phải sống với các tác dụng phụ”.

Vì vậy, nếu loại bỏ tiêu chuẩn môi trường của một nhà máy, nó sẽ sản xuất nhiều hơn và nhanh hơn. Trong một thời gian. Nhưng sau đó, dòng sông thì ngập bùn và công nhân thì chết, vì vậy về lâu dài, không nhiều lợi ích.

Nếu bạn ngừng nộp thuế, bạn sẽ có nhiều tiền hơn ngày hôm nay. Nhưng nền văn minh mà bạn cần có để tận hưởng số tiền đó sẽ sớm biến mất.

Nếu bạn ngừng uống thuốc vì không thích cảm giác đau bụng mà nó mang lại, chắc chắn hôm nay bạn sẽ có một ngày dễ chịu hơn. Cho đến khi bạn ngừng có một ngày dễ chịu hơn, vì căn bệnh quay trở lại vì bạn đã ngừng uống thuốc.

Tất cả các tác dụng phụ có thể gọi đơn giản là “kết quả” (effect cũng có nghĩa là kết quả – ND). Và ý thức rõ về khung thời gian sống của ta là bước đầu tiên để khi ta rời đi, mọi thứ tốt hơn so với lúc ta nhận.

Dịch từ nguồn

“Chỉ số tiếp cận (reach) bị thổi phồng”

Nó có thể là quan niệm sai lầm lớn nhất trong quảng cáo.

Super Bowl tạo tiếp cận.
Google tạo tiếp cận.
Radio tạo tiếp cận.
Thì sao?

Sao phải nghĩ, một khi có thể tiếp cận nhiều người hơn đơn giản bằng cách chi thêm? Continue reading

“Hoãn báo thức là bẫy”

Có một nút trên phần mềm email cho phép tôi hoãn email đến một ngày nào đó về sau.
Kiểu như nút hoãn báo thức (snooze).
Nút hoãn là một cái bẫy. Bẫy là vì, không chỉ bạn sẽ phải quyết định sau, mà còn dành thời gian và sức lực để quyết rằng sẽ quyết định sau.
Làm một lần thôi, rồi đi tiếp.
“Quyết ngay” là một cách tăng năng suất thần kỳ.
Cũng có loại quyết định có lợi hơn khi chờ thêm thời gian. Quyết định mà nhiều thông tin hơn thực sự hữu ích hơn.
Nhưng chủ yếu, chúng ta bận bịu với loại quyết định nên được đưa ra ngay hoặc không bao giờ. Bạn sẽ có vô số quyết định đang nợ, một đống các phương án chưa được trả lời, chưa được quyết và chưa được khám phá. Và nhiều khả năng là bạn sẽ bỏ mặc chúng.
Nếu bạn mở một email, nghĩa là bạn đã cam kết trả lời rồi đi tiếp. Không đẩy nó về sau.
Chơi hoặc nghỉ, có hoặc không, rồi cái tiếp theo.
Hoãn báo thức không dành cho bạn.
(dịch từ Snooze is a trap – Seth Godin)

Bản đồ và la bàn

Bài viết của Seth Godin:

Chẳng phải thật tuyệt vời sao, nếu ta luôn có bản đồ cho mọi thứ? Một bộ hướng dẫn từng bước về cách đi từ chỗ này đến chỗ kia, bất kể ta đang ở đâu và bất kể muốn đi đâu.

Steve Pressfield kể câu chuyện kỳ ​​diệu này:

Một tay súng Ghurka trốn khỏi nhà tù Nhật ở miền nam Miến Điện và đi sáu trăm dặm một mình qua những khu rừng để tìm đến tự do. Cuộc hành trình dài 5 tháng, nhưng anh ta không hề hỏi đường và không bao giờ lạc đường. Thứ nhất, vì anh ta không nói tiếng Miến và thứ hai, vì anh ta coi tất cả người Miến Điện là phản bội. Anh ta đã sử dụng một tấm bản đồ và khi tới được Ấn Độ, anh đã đưa nó cho các sĩ quan Tình báo, những người muốn biết tất cả về cuộc phiêu lưu của anh ta. Anh đã đánh dấu bằng bút chì tất cả ngã rẽ mà mình đã thực hiện, tất cả đường và lối mòn đã đi, tất cả các con sông đã băng qua. Nó đã rất có ích cho anh, tấm bản đồ đó. Nhưng các sĩ quan Tình báo thì không thấy nó hữu ích. Vì đó là bản đồ đường phố của London.

Tôi thích câu chuyện này.

Kết thúc có hậu đến từ sự thấu hiểu la bàn, chứ không phải sự hiện diện của một tấm bản đồ hữu ích.

Nếu bạn có bản đồ sai, la bàn đúng sẽ đưa bạn về nhà nếu bạn biết cách dùng.

Bạn đang đi đâu?

Continue reading

“Mẩu băng keo đầu tiên”

(Dịch từ Seth Godin – The first piece of tape)

Tôi ngồi trên một chiếc ghế dài màu đen trong sảnh của một nhà hát đẹp. Chiếc ghế bị nứt và bong tróc, với bảy dải băng keo đen giữ chỗ tróc lại với nhau. Và không cần phải là một nhà địa chất nội thất để thấy rằng chỗ dán này không được làm một lần, mà dần theo thời gian, từng chút một.

Câu hỏi là: Ai là người đầu tiên quyết định sửa chiếc ghế bằng băng keo?

Người thứ ba hoặc thứ năm đã làm một điều tự nhiên: đây là một chiếc ghế đã tã, hãy giữ nó bằng cách có thể.

Nhưng còn người đầu tiên?

Người đầu tiên dán băng quyết định rằng việc nhà hát này có một chiếc ghế được dán băng keo là chuyện bình thường. Người đầu tiên đã không nỗ lực để cảnh báo cấp trên, cố nài để chiếc ghế được sửa chữa cẩn thận.

Người đầu tiên quyết định “tạm thời thế là tốt rồi”.

Và đấy chính là cách khiến chúng ta rơi vào con đường sa sút.

“Nghịch lý Người nhện”

(Dịch từ nguồn)

Một mặt, ông bác Ben (bác của Người nhện – ND) rất có lý khi đưa ra quy tắc “quyền uy lớn đòi hỏi trách nhiệm lớn”.

Bản chất của quy tắc đó là, một khi bạn có sức mạnh to lớn, bạn cần phải chịu trách nhiệm đi kèm với nó. Thế nhưng, quy tắc này có phản tác dụng.

Phản tác dụng vì rất nhiều người đã từ bỏ sức mạnh to lớn của họ. Họ từ bỏ vì không muốn chịu trách nhiệm. Continue reading

“Chất lượng và cố gắng”

Có vẻ như ngược lại với “bất cẩn” hiển nhiên là “cẩn thận”. Và cách tốt nhất để tránh những lỗi có thể tránh được là cố gắng hơn, cẩn thận hơn trong công việc.

Có nghĩa là, nếu các bác sỹ phẫu thuật cẩn thận hơn, thì sẽ ít sai sót hơn. Và rất nhiều sai lầm sẽ biến mất, chỉ cần mọi người cố gắng hơn.

Đúng thế. Trong chừng mực. Nhưng rốt cuộc, cái quan trọng không phải là sự cố gắng mà là hệ thống. Continue reading

Những thứ bị sót trong Mô tả công việc của bạn

Nếu bạn làm việc ở văn phòng, dưới đây có thể là vài thứ bị bỏ sót trong MTCV:

  • Thêm năng lượng vào mỗi hội thoại
  • Hỏi “tại sao”
  • Loại bỏ những thứ đã lỗi thời trong task list của mình
  • Đối xử với khách hàng tốt hơn họ chờ đợi
  • Đề nghị giúp đỡ đồng nghiệp trước khi họ nhờ
  • Chăm sóc cây
  • Khi rời đi, sắp xếp mọi việc ngăn nắp hơn lúc bạn nhận chúng
  • Tạo ra những thời khắc ngớ ngẩn
  • Tôn vinh việc hay của đồng nghiệp
  • Tìm mời những nhân viên giỏi khác vào nhóm
  • Giảm chi phí
  • Giúp sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới mà người dùng thực sự muốn
  • Giỏi việc hơn bằng cách đi học hoặc đọc sách
  • Khuyến khích sự tò mò
  • Lôi ra và tôn vinh những quyết định khó khăn
  • Tìm hiểu xem cái gì đã không hiệu quả
  • Tổ chức một tủ sách
  • Khởi xướng một câu lạc bộ
  • Kể chuyện cười mà không ác ý với ai
  • Mỉm cười thật nhiều

Ngày nay, khi rất dễ để outsource một công việc cho ai đó rẻ hơn (hay robot), cần có những lý do đủ mạnh để ta được ngồi trong văn phòng. Có thể tìm vài cái ở đây.

Dịch từ nguồn.

Làm việc với designer (4 cách)

Hầu hết chúng ta đều muốn có hình ảnh đẹp trên mạng, cần website, hay thậm chí logo. Ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức thấy phải thuê một designer đồ họa chuyên nghiệp.

Để làm việc này, bạn cần chuẩn bị. Hãy làm rõ yêu cầu của bản thân trước khi bạn chi tiền hay dành thời gian với designer. Cuộc trao đổi khó khăn với chính mình này của bạn sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều thất vọng và nhức đầu về sau.

Đây là 4 cách bạn có thể tham khảo khi làm việc với một designer tốt (hay xuất sắc):

  1. Tôi biết mình muốn gì. Hãy mô tả hình dung của bạn. Hãy mang ra thư mục phông chữ, hình ảnh, đoạn văn (copy). Hãy rất, rất cụ thể. Bạn càng cắt dán hay phác họa nó ra, bạn sẽ càng có khả năng nhận được chính xác cái mà bạn hy vọng nhận được.
  2. Tôi không chắc lắm, nhưng tôi biết nó đồng điệu với cái gì. Hãy sưu tập hình ảnh, tìm ví dụ từ các lĩnh vực khác. Bạn muốn website của mình trông giống của Apple, hay giống của site giới thiệu sách về tiếp thị trực tiếp? Đừng nói designer phải làm gì, nhưng hãy cố gắng chỉ rõ, bạn muốn gợi nhớ độc giả về điều gì? Tính độc đáo không phải là mục đích chính của design, mà là hiệu quả.
  3. Tôi không phải designer, nhưng tôi hiểu về thay đổi trạng thái. Có phải bạn muốn sản phẩm này làm tăng sự tin cậy? Hay ham muốn? Tạo sự tự tin? Khẩn cấp? Nó dành cho ai? Để làm gì? Nếu bạn có thể hình dung rõ sản phẩm này dùng để làm gì, thì hãy thuê một người mà bạn tin tưởng, và cho họ quyền tự do để tìm ra cách làm thay đổi trạng thái của độc giả, tạo ấn tượng cho họ như bạn muốn.
  4. Tôi sẽ nhận ra khi thấy nó. Làm ơn đừng chọn cách này trừ phi bạn có rất nhiều tiền và nhiều thời gian (và một designer rất kiên nhẫn). Cái trò đòi hỏi thần giao cách cảm này chỉ dành cho tay mơ.

Dịch từ nguồn.