Tag Archives: seth godin

Vấn đề của người làm tự do (freelancer)

(The problem for freelancers)

Là làm sao để khách hàng tìm thấy.

Vì không có khách thì không có việc.

Và khách hàng cũng có vấn đề của mình: Tìm ra freelancer thực sự tốt.

Một chợ như Upwork được chờ đợi để giải quyết bài toán hai đầu kinh điển kiểu này. Nhưng bài toán phức tạp đến mức các chợ thường làm cho nó tồi tệ hơn (và thu phí quá nhiều). Continue reading

Khi nào người làm tự do (freelancer) nên bỏ một vụ (gig)?

On quitting a freelancer gig

Có một thứ quan trọng mà freelancer cần làm cho sự nghiệp của mình: xác định khi nào “đuổi” những khách hàng dở. Loại bỏ khách hàng dở là một bước thiết yếu trên con đường tìm khách tốt hơn. Continue reading

“Khổng lồ nào rồi cũng sụp đổ”, hay là Google xấu chơi

Bài của Seth Godin:

Lặp đi lặp lại một suy nghĩ ngắn hạn không dẫn đến suy nghĩ dài hạn.

Rand Fishkin có bài phân tích sâu sắc về một xu hướng đang ảnh hưởng đến tất tật mọi người: Google đang vơ vét ngày càng nhiều lưu lượng truy cập.

Ngày trước, khi tôi làm việc tại Yahoo, có 183 liên kết trên trang chủ của chúng tôi. Chiến lược của công ty là xây dựng ngày càng nhiều nội dung và dịch vụ nội bộ (Yahoo mail, Yahooligans, Yahoo Finance) để giữ chân mọi người càng lâu càng tốt. Phép toán rất đơn giản: nếu bạn được trả tiền theo impression, thì nếu ai đó ở lại trong 20-30 lần nhấp chuột thì lợi hơn nhiều so với việc khuyến khích họ rời đến một trang web khác.

Google đã lật đổ tình trạng đó. Mô hình của họ rất khác: “Hãy ghé qua đây để đến một nơi khác”. Chỉ có hai liên kết trên trang chủ của họ, bởi vì nơi duy nhất họ muốn khuyến khích bạn đi là bất cứ nơi nào bạn tìm thấy.

Nếu bạn là một công ty hoặc một cá nhân có gì đó để nói, mô hình “trục và nan hoa” (hub and spoke) này là thiết yểu để bạn tạo sự khác biệt trực tuyến. Web là một đống cỏ khổng lồ, nhưng nếu cây kim của bạn đủ sắc, có cơ may người ta sẽ tìm thấy bạn.

Còn nếu bạn là người đi tìm thông tin, cơ hội làm ăn hoặc kết nối, bạn có thể dựa vào Google để đến đó.

Điều này, bên cạnh các thứ khác, cho phép Google kéo mất một lượng truy cập khổng lồ khỏi Yahoo. Không mất nhiều thời gian để những người lướt web nhận ra rằng họ muốn xem gì đó ở ngoài kia, chứ không loanh quanh trong một khu vườn có tường bao (walled garden).

Năm này qua năm khác, do nhu cầu ngắn hạn (thiển cận) của thị trường mass, Google đã xa rời dần chiến lược hiệu quả (và dựa vào cộng đồng) này. Trong dữ liệu gần đây nhất mà Rand trích dẫn, ta thấy rằng với tỷ lệ hơn 50%, một tìm kiếm trên Google dẫn đến người dùng không nhấp chuột tiếp (vì họ đã tìm thấy những gì họ cần mà không rời trang kết quả tìm kiếm) hoặc truy cập vào một chỗ nào đó thuộc sở hữu của Google.

Liên tục, Google thực hiện các thay đổi đối với giao diện người dùng và thuật toán của họ nhằm phá hủy các công ty và các ngành công nghiệp, để giữ nhiều thời gian và nhiều cái nhấp chuột hơn từ người đang mong đợi sẽ đi đâu đó tiếp sau khi truy cập Google.

Nếu bạn là một fan hâm mộ của web mở, đây là tin xấu.

Nếu bạn là một cá nhân hoặc doanh nghiệp với hy vọng sẽ được tìm thấy thông qua search, đây là một tin xấu.

Và nếu bạn là một nhân viên hoặc cổ đông của Google thì đây cũng là một tin xấu, bởi vì độc quyền là một nơi hấp dẫn để rút tiền mặt và đẩy cổ phiếu lên, nhưng nó không ổn định.

Sức bật của môi trường web mở và kết nối là một trong những ánh sáng rực rỡ của nền văn hóa hiện đại của chúng ta, và tôi hy vọng rằng ta có thể ngăn chặn việc nó bị khóa trước khi ta bị vôi hóa trong hiện trạng này.

Mọi sự độc quyền đều có vẻ sẽ kéo dài mãi mãi, cho đến khi nó bị dừng.

Trích dịch bài phân tích được dẫn ở trên:

Hiện nay, chưa đến một nửa số tìm kiếm của Google dẫn đến cái nhấp chuột tiếp theo

Chúng ta vừa vượt qua một mốc quan trọng trong quá trình tiến hóa của Google từ một công cụ tìm kiếm đến một khu vườn nhà (walled garden). Vào tháng 6/2019, lần đầu tiên, phần lớn tất cả các tìm kiếm trên trình duyệt trên Google.com đều cho kết quả không-nhấp-chuột (tức là người dùng không nhấp vào link nào cả).

Pie Chart of Paid, Organic, & Zero-Click Searches in Google (June 2019)

<…>

Ba xu hướng được làm rõ:

  • Tỷ lệ phần trăm tìm kiếm organic đang giảm đều, đặc biệt là trên thiết bị di động.
  • Số lần nhấp phải trả tiền (paid click) có xu hướng tăng bất cứ khi nào Google thay đổi cách hiển thị các kết quả đó, sau đó từ từ giảm khi người dùng đã biết cách phát hiện và tránh chúng.
  • Nỗ lực liên tục của Google nhằm trả lời các tìm kiếm bằng cách không cần nhấp thêm bất kỳ link nào HOẶC một lần nhấp vào các trang của Google đều đang thành công. Hệ quả là, các tìm kiếm không-nhấp-chuột và các nhấp chuột đưa người dùng đến một trang web thuộc sở hữu của Google tiếp tục tăng.

Những gì một nhà tiếp thị thông minh, doanh nhân hoặc người tạo web có thể làm?

  • Tìm cách để trục lợi từ các tìm kiếm không-nhấp-chuột
  • Tìm kiếm các từ khóa mà kết quả trả về có clickthrough rate cao hơn
  • Làm sao để nội dung của bạn được tối ưu hóa trên các ứng dụng của Google (YouTube, Maps, Images, AMP, Knowledge Panels, v.v.)
  • Hy vọng rằng các cuộc điều tra được mở gần đây về hành vi chống cạnh tranh của Google đem lại kêt quả

Vòng xoáy vô tận của thói tiêu thụ phô trương

Từng có thời, một bãi cỏ trước nhà được cắt tỉa bị coi là lãng phí. Ngày nay, nó nằm trong quy định của hiệp hội nhà ở địa phương. Bạn từng có thể gây ấn tượng với hàng xóm bằng một chiếc Cadillac mới, giờ đây bạn không chỉ cần một chiếc Tesla, mà cần một chiếc Tesla đời chót. Lúc đầu bạn có thể thể hiện bằng cách bay hạng nhất, sau đó là thuê chuyên cơ, rồi chuyên cơ phản lực, rồi phản lực bự hơn, rồi mua một phần, rồi sở hữu toàn bộ, rồi sở hữu thứ lớn hơn và cứ thế.

Tiêu thụ phô trương không là tuyệt đối mà là tương đối.

Nó là một loại khoe của (potlatch) ích kỷ, trong đó người ta tìm cách thể hiện địa vị, bất kể với giá nào của cá nhân hoặc xã hội, bằng cách tiêu xài tốn hơn người khác.

Mạng xã hội đã khuếch đại mong muốn này, đồng thời lại đơn giản hóa việc thực hiện. Bây giờ bạn có thể lãng phí thời gian và nhân phẩm thay vì tiền. Bạn có thể hủy hoại ai? Có thể lãng phí bao nhiêu thời gian? Điều gì đáng để bạn có nhiều follower hơn những người khác?

Đó là một trò chơi tệ hại, bởi vì nếu bạn thua, bạn thua, và nếu bạn thắng, bạn cũng thua.

Cách duy nhất để làm tốt là từ chối chơi.

Kiếm được sự tin cậy thì tốt hơn là kiếm được sự ghen tị.

Dịch từ nguồn

“Giá mà tôi có nhiều dữ liệu hơn”

Thật không?
Thường thì có thể kiếm thêm dữ liệu. Sẽ mất thời gian hoặc tiền, nhưng có thể được.
Nhưng có lẽ bạn đang không sử dụng hết chỗ dữ liệu mà bạn có.
Tôi đoán, thực ra ý của bạn là: giá mà tôi có thể chắc chắn hơn.
Thật không may, cái này lại không thể.
Nếu việc bạn đang làm, sự đổi mới mà bạn tìm cách thực hiện, là đáng làm, thì nó đáng để làm trong sự không chắc chắn. Nhiều dữ liệu hơn không phải là bảo hiểm, mà là sa lầy.
Tiến về phía trước là cách tốt nhất để làm cho mọi thứ tốt hơn.
Dịch từ nguồn

Chiến thắng ‘hội chứng kẻ mạo xưng’

Làm sao để chiến thắng hội chứng kẻ mạo xưng (impostor syndrome)

Bạn có quyền gì mà đòi giơ tay, đứng lên thể hiện, hay đóng góp?
Rồi có ngày bọn họ sẽ nhìn xuyên thấu bạn
“Bạn đâu có giỏi như bạn tưởng” – họ sẽ nói vậy
Bạn sẽ bị bóc mẽ như một kẻ lừa lọc

Đó chính là hội chứng kẻ mạo xưng (*). Nỗi đau cho tất cả mọi người, bất kể làm gì.
Đặc biệt, với những người dám dấn thân dẫn dắt và sáng tạo.
Sự thật là đây: Bạn là kẻ mạo xưng!
Tất cả chúng ta
Chối bỏ chẳng nghĩa lý gì
Bạn không thể CHẮC CHẮN rằng ý tưởng của bạn là tốt
Bạn không thể BẢO ĐẢM rằng sự dẫn dắt của bạn sẽ đem lại kết quả. Bạn không CHẮC rằng những gì bạn đóng góp sẽ làm mọi việc tốt lên.
Nhưng bạn vẫn cứ đóng góp. Không phải vì bạn hoàn hảo, mà vì bạn hào phóng.
Tôi là kẻ mạo xưng, và…
Và vì tôi thực sự quan tâm, nên tôi đóng góp, hiện diện, giơ tay và dẫn dắt.
Chúng ta cần bạn.
(Seth Godin)

Image result for dunning kruger imposter syndrome

Tương quan giữa Impostor syndrome và Dunning-Kruger effect. Ảnh: quora.

(*) Dịch là ‘kẻ mạo xưng’ đúng hơn là ‘kẻ mạo danh’, bởi impostor ở đây ám chỉ bạn tỏ vẻ giỏi hơn so với “con người thật” của bạn, chứ ko liên quan danh hiệu.

“Đường hay nhà?”

Nếu bạn muốn tạo ảnh hưởng lâu dài, hãy xây đường.

Ví dụ, Stewart Brand chỉ ra rằng, nếu so sánh bản đồ trung tâm Boston của năm 1860 và 1960, thì hầu như mọi tòa nhà đều đã được thay thế. Đã biến mất.

Còn đường xá thì sao? Chúng chẳng thay đổi mảy may. Các lề đường, ranh giới và kết nối đa phần vẫn vậy. Ngoại trừ những thứ như dự án Big Dig, nhà xây dựng Robert Moses hay động đất, những con đường tồn tại mãi mãi.

Đó là bởi các hệ thống được xây dựng cho giao tiếp, vận chuyển và kết nối cần sự nhất trí gần như tuyệt đối để thay đổi. Còn các tòa nhà thì sẽ biến hình ngay khi chủ sở hữu hoặc người thuê quyết định là cần.

Khi xây một tổ chức, một công nghệ hay bất kỳ loại văn hóa nào, những con đường có giá trị hơn nhiều so với các tòa nhà.

Ở chỗ bạn, mọi người xây gì?

Dịch từ nguồn

Trong một tổ chức, “đường xá” có lẽ là hệ giá trị, văn hóa, các quy trình, hệ thống thông tin giao tiếp. Các thực thể này khó nhìn thấy và khó được đánh giá đúng, nhất là bởi những người bên trong. Và, khác với một thành phố dân chủ, toàn bộ đường xá có thể được xóa sổ nhanh chóng bởi quyết định của một người.

“Thời điểm của tác dụng phụ”

Thời điểm của tác dụng phụ (the timing of side effects)

Nếu ta nới lỏng các ràng buộc trên một hệ thống, thì hầu như chắc chắn rằng hệ thống sẽ chạy tốt hơn trong ngắn hạn.

Đó là nếu chúng ta định nghĩa “tốt hơn” là đối với đầu ra hữu hình của những gì hệ thống làm. Và “ngắn hạn” là “những thứ xảy ra trước khi chúng ta phải sống với các tác dụng phụ”.

Vì vậy, nếu loại bỏ tiêu chuẩn môi trường của một nhà máy, nó sẽ sản xuất nhiều hơn và nhanh hơn. Trong một thời gian. Nhưng sau đó, dòng sông thì ngập bùn và công nhân thì chết, vì vậy về lâu dài, không nhiều lợi ích.

Nếu bạn ngừng nộp thuế, bạn sẽ có nhiều tiền hơn ngày hôm nay. Nhưng nền văn minh mà bạn cần có để tận hưởng số tiền đó sẽ sớm biến mất.

Nếu bạn ngừng uống thuốc vì không thích cảm giác đau bụng mà nó mang lại, chắc chắn hôm nay bạn sẽ có một ngày dễ chịu hơn. Cho đến khi bạn ngừng có một ngày dễ chịu hơn, vì căn bệnh quay trở lại vì bạn đã ngừng uống thuốc.

Tất cả các tác dụng phụ có thể gọi đơn giản là “kết quả” (effect cũng có nghĩa là kết quả – ND). Và ý thức rõ về khung thời gian sống của ta là bước đầu tiên để khi ta rời đi, mọi thứ tốt hơn so với lúc ta nhận.

Dịch từ nguồn